Danh mục bài soạn

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

Soạn văn 7 bài: Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Sử dụng từ đồng âm phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Hocthoi xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Thế nào là từ đồng âm?

1.1. Giải thích nghĩa của từ "lồng” trong hai câu sau:
(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Trả lời:

  • Lồng (1): Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. Ý muốn nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;
  • Lồng (2): Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,...

1.2.  Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì đến nhau không?

Nghĩa hai từ “lồng” trên không quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại. Từ lồng (1) là động từ, từ lồng (2) là danh từ.

2. Sử dụng từ đồng âm

2.1. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.
Đặt từ lồng vào trong hai ngữ cảnh khác nhau ta có thể phân biệt được nghĩa cua chúng.
2.2. Câu “đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

  • Nghĩa thứ nhất : Đem cá về kho - > Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)
  • Nghĩa thứ hai : Đem cá về kho - > Đem cá về cất trong nhà kho, chỉ các chứa đựng, chỉ cái kho để chứa cá.
  • Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa :
    • Đem cá về kho tộ nhé
    • Chị đem cá về nhập kho ngay đi

2.3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
Trong giao tiếp, đế tránh hiểu sai nghĩa của từ phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh giao tiếp hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm gây ra.

3. Ghi nhớ

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
  • Sử dụng từ đồng âm: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “tháng tám thu cao gió thét già” đến "quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Bài tập 2: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)
a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
 b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Bài tập 3: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm đã cho sẵn.

  • Bàn (danh từ) - bàn (động từ)
  • Sâu (danh từ) - sâu (tính từ)
  •  Năm (danh từ) - năm (số từ)

Bài tập 4: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?
Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò."

- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

LUYỆN TẬP

Viết 1 đoạn văn ngắn sử dụng từ đồng âm và giải thích nghĩa từ đồng âm đó

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 bài: Từ đồng âm . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 7 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận