Danh mục bài soạn

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Soạn lịch sử 7 bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu

Chuyên mục: Soạn lịch sử 7

Ngày nay, Châu Âu được biết đến là châu lục phát triển nhất hiện nay. Vậy liệu các bạn có quan tâm đến sự hình thành và phát triển của xã hội châu Âu trước đó như thế nào? Cùng đến với bài học mà Hocthoi sẽ giới thiệu cho các bạn ngay sau đây.

 A. Kiến thức trọng tâm

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

  • Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:
    • Phá bỏ bộ máy nhà  nước Rô ma .
    • Chia ruộng đất của chủ  nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi , giàu có  đó là lãnh chúa  phong kiến .
    • Nô lệ và nông dân trở thành nông nô , họ lệ thuộc vào lãnh chúa .
    • Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu gồm lãnh chúa phong kiến và nông nô.

2. Lãnh địa phong kiến

  • Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
    • Lãnh  địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa ,nhà ở của nông nô.
    • Nông nô nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế, chịu nhiều thứ thuế khác nhau.
  • Đặc điểm: Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
  • Đời sống : lãnh chúa  có nhiều quyền  như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.
  • Kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

  • Cuối thế kỉ XI, KT thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều thành thị trung đại ra đời.
  • Tổ chức của thành thị : phố xá cửa hàng , các phường hội và thương hội .
  • Sống trong thành thị gồm  thợ thủ công , thương nhân .
  • Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa,  xã hội phong kiến Châu Âu phát triển .

Kinh tế của lãnh địa

Kinh tế thành thị trung đại

- Kinh tế nông nghiệp

- Tự sản xuất, tự cung tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ.

- Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

- Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Phường hội

- Thương hội

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì ? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

Bài tập 2: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?

Bài tập 3: Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Bài tập 4: Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?

Bài tập 5: Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?

Bài tập 6: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?

Bài tập 7: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?

Bài tập 8: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 7 bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 7. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận