Danh mục bài soạn

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Soạn lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427)

Chuyên mục: Soạn lịch sử 7

Bắt đầu từ năm 1418 cho đến tận cuối năm 1426, nghĩa quân đã hoàn toàn đánh bại quân Minh và giành thắng lợi, mang lại tự do cho đất nước. Vậy quá trình đánh đuổi quân Minh ở những trận cuối đã diễn ra như thế nào? Hocthoi mời các bạn đến với bài học ngay sau đây.

A. Kiến thức trọng tâm

III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 – cuối năm 1427)

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

a. Hoàn cảnh:

  • 10/1426, 5 vạn quân viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan.
  • Âm mưu của Vương Thông: Tiêu diệt lực lượng chủ đạo của ta để giành thế chủ động.
  • Quân Lam Sơn: Rút khỏi Cao Bộ, mai phục tại Tốt Động, Chúc Động

b. Diễn biến:

  • Sáng 7/11/1426 Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ
  • Nghĩa quân mai phuc đánh địch ở Tốt Động, chặn đường rút lui ở Chúc Động.

c. Kết quả:

  • Tiêu diệt 5 vạn, bắt sống 1 vạn địch.
  • Nhiều tướng giặc bị giết, Vương Thông phải tháo chạy.

d. ý nghĩa: Thay đổi tương quan lực lượng ta, địch.

2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (10/1427).

a. Hoàn cảnh:

  • 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
  • Quân ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng trước

b. Diễn biến:

  • 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.
  • Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.
  • Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.
  • Mộc Thạnh rút chạy về nước.

c. Kết quả:

  • Bẻ gãy 2 đạo viện quân của giặc.
  • 12/1427 Vương Thông xin hoà, mở hội thề ở Đông Quan, rút khỏi nước ta.

d. ý nghĩa: Chiến thắng quyết định.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

a. Nguyên nhân:

  • Sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân.
  • Nhờ chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đừng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

b. ý nghĩa lịch sử:

  • Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh.
  • Mở ra một thời kì mới cho đất nước.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Bài tập 1: Trang 90 – sgk lịch sử 7

Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (qua lược đồ).

Bài tập 2: Trang 92 – sgk lịch sử 7

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Bài tập 1: Trang 93 – sgk lịch sử 7

Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài tập 2: Trang 93 – sgk lịch sử 7

Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài tập 3: Trang 93 – sgk lịch sử 7

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 7. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận