Danh mục bài soạn

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Soạn lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Chuyên mục: Soạn lịch sử 7

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến đang Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ còn là bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của, quan lại binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân. Điều đó khiến cho nhân dân phẫn nộ dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài. Vậy diễn biến các cuộc khởi nghĩa ra sao, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tình hình chính trị

a. Chính quyền phong kiến

  • Vua: Là cái bóng mờ trong cung cấm
  • Chúa: Sa đọa, phung phí tiền của
  • Quan lại, binh lính: Hoành hành, đục khoét nhân dân.

=> Mục nát mực độ

b. Hậu quả:

  • Kinh tế: Sa sút
  • Đời sống nhân dân: Lâm vào cảnh khốn cùng
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

a. Khái quát chung

  • Nguyên nhân: Chính quyền suy yếu, bóc lột nhân dân
  • Mục đích: Chống lại chính quyền phong kiến
  • Thời gian: 30 năm giữa thế kỉ XVIII
  • Lực lượng: Chủ yếu là nông dân
  • Phạm vi: Khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.

b. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Thời gian

Lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Kết quả

1737

Nguyễn Dương Hưng

Sơn Tây

 

 

 

 

Thất bại

1738 – 1770

Lê Duy Mật

Thanh Hóa, Nghệ An

1740 – 1751

Nguyễn Danh Phương

Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang

1741 – 1751

Nguyễn Hữu Cầu

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa

1739 - 1769

Hoàng Công Chất

Sơn Nam, Tây Bắc

c. Ý nghĩa:

  • Với nông dân: Khẳng định sức mạnh, quyết tâm chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
  • Với chính quyền phong kiến: Làm nghiêng ngả nền thống trị  của vua Lê, chúa Trịnh.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Bài tập 1: Trang 116 – sgk lịch sử 7

Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào?

Bài tập 2: Trang 117 – sgk lịch sử 7

Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?

Bài tập 3: Trang 118 – sgk lịch sử 7

Hãy kê tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?

Bài tập 4: Trang 119 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Bài tập 1: Trang 119 – sgk lịch sử 7

Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII

Bài tập 2: Trang 119 – sgk lịch sử 7

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Bài tập 3: Trang 119 – sgk lịch sử 7

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 7. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận