Danh mục bài soạn

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

 

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

 

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

 

Soạn lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X XV

Chuyên mục: Soạn lịch sử 10

Niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỉ X cho đến thế kỉ XV, nhân dân Việt Nam đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn điện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp.

a. Bối cảnh lịch sử:

  • Từ X - XV, là giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập, cũng là thời kì đất nước thống nhất.
  • Bối cảnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

b. Sự phát triển của nông nghiệp:

  • Diện tích ruộng đất ngày càng được mở rộng:
  • Chú trọng mở mang hệ thống thuỷ lợi.
  • Nhà Lý, Trần, Lê: đều quan tâm bảo vệ sức kéo và giống cây nông nghiệp.

=> Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

2. Phát triển thủ công nghiệp.

a. Thủ công nghiệp trong nhân dân.

* Các nghề thủ công cổ truyền phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

  • Rèn sắt, đúc đồng, ươm tơ dệt lụa, làm gốm sứ...
  • Nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức, nhuộm vải, khai thác tài nguyên phát triển.
  • Một số làng nghề thủ công ra đời: Bát tràng ( Hà Nội), Chu Đậu ( Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Giang), Huê Cầu (Hưng Nguyên)...

b. Thủ công nghiệp nhà nước:

  • Nhà nước thành lập các quan xưởng.
  • Đầu thế kỉ XV, các quan xưởng đã chế tạo được súng thần cơ ( Đại bác), đóng thuyền chiến có lầu.

=>Nhận xét chung: thủ công nghiệp thời kì này phát triển phong phú, một số ngành đạt trình độ cao, chất lượng tốt, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.

3. Mở rộng thương nghiệp.

a. Nội thương.

  • Chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên nhiều nơi.
  • Kinh đô Thăng long là đô thị lớn vừa làm thủ công vừa buôn bán.

b. Ngoại thương.

  • Thời Lý -Trần: ngoại thương khá phát triển:
  • Nhiều bến cảng được thành lập: Vân Đồn ( Quảng Ninh), Lạch Trường ( Thanh Hoá), Càn Hải ( Nghệ An), Hội Thống ( Hà Tĩnh)...

4. Tình hình xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân.

  • Sự phát triển kinh tế thúc đẩy nhanh sự phân hoá xã hội:
    • Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quý tộc.
    • Giai cấp thống trị ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến nhân dân.
  • Từ thế kỉ XIV, thiên tai, mất mùa, đói kém làm đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
  • Nhiều cuộc đấu tranh xảy ra làm nhà Trần suy vong.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Bài tập 1: Trang 92 – sgk lịch sử 10

  • Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
  • Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Bài tập 2: Trang 93 – sgk lịch sử 10

Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa đối với sự phát triển của thủ công nghiệp.

Bài tập 3: Trang 93 – sgk lịch sử 10

Em đánh giá như thế nào  về thủ công nghiệp nước ta đương thời.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Bài tập 1: Trang 95 – sgk lịch sử 10

Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp các thế kỉ X – XV?

Bài tập 2: Trang 95 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?

Bài tập 3: Trang 95 – sgk lịch sử 10

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X XV . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 10. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận