Danh mục bài soạn

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

 

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

 

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

 

Soạn lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Chuyên mục: Soạn lịch sử 10

Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm, từ đó đến đầu thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta. Chúng có nhiều chính sách khiến xã hội nước ta chuyển biến nhất định. Trước tình hình đó, nhân dân ta không can tâm chịu cảnh đô hộ nên đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập, tự chủ.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế , văn hóa, xã hội Việt Nam.

1. Chế độ cai trị

a. Tổ chức bộ máy cai trị:

  • Nước ta bị chia thành các quận, châu, huyện
    • Nhà Triệu: 2 quận
    • Nhà Hán: 3 quận
    • Nhà Đường: Các châu, huyện

=>Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa tên nước ta.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

  • Thi hành chính sách bóc lột và cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, độc quyền về muối và sắt.
  • Mở trường dạy chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam bắt dân ta thay đổi phong tục. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.
  • Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội

a. Về kinh tế:

  • Nông nghiệp: công cụ bằng sắt sử dụng rộng rãi, việc khai hoang …được đẩy mạnh, xây dưng công trình thuỷ lợi → năng suất lúa tăng
  • Thủ công nghiệp: Nghề cũ (rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức…) tiếp tục phát triển; nghề mới hình thành như làm giấy, thuỷ tinh
  • Nhiều đường giao thông thủy bộ…được hình thành.

=> Kinh tế có phát triển song chậm chạp, không toàn diện do sự bóc lột, kìm hãm của chính quyền đô hộ, nhân dân hết sức khổ cực, lầm than.

b. Về văn hóa, xã hội:

  • Tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hóa của TQ như ngôn ngữ văn tự. Đồng thời biết cải tiến cho phù với Việt Nam.
  • Các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc vẫn được bảo tồn.
  • Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ…Vì vậy, các cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Bài tập 1:  Trang 81 – sgk lịch sử 10

Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Bài tập 2: Trang 82 – sgk lịch sử 10

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Bài tập 1: Trang 82 – sgk lịch sử 10

Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta?

Bài tập 2: Trang 82 – sgk lịch sử 10

Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không? Tại sao?

Bài tập 3: Trang 82 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 10. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận