Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Thứ bảy xanh

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4: Thứ bảy xanh. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Kể tên một số đồ dùng hoặc đồ chơi tự làm mà em biết.

Lời giải:

  • Chậu hoa
  • Hộp bút
  • Búp bê

ĐỌC

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1. Các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh?

Lời giải:

Các bạn học sinh làm trong ngày thứ Bảy xanh: tạo nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.

Câu hỏi 2. Chậu cây tái chế của mỗi lớp có hình gì?

Lời giải:

Chậu cây tái chế của mỗi lớp có hình:

  • Lớp 3A: Chậu cây trầu bà được làm từ những cây nhựa khoét ngang, nối đuôi nhau giống đoàn tàu hỏa
  • Lớp 3B:  Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu được treo so le 
  • Lớp 3C: Những bông sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình ly rượu

Câu hỏi 3. Mỗi lớp trồng cây và treo chậu cây tái chế thế nào?

Lời giải:

Mỗi lớp trồng cây và treo chậu cây tái chế: ở khung cửa sổ lớp 3A, những chậu cây trầu bà được làm từ những chơi nhựa khoét ngang, nối đuôi nhau giống đoàn tàu hoả đang chở bầu không khí tươi mát vào lớp học. Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh được treo so le như những đường thêu ngẫu hứng, chia khung cửa sổ lớp 3B thành ô hoa tiết ca rô nhiều màu sắc trông rất vui mắt. Khung cửa sổ lớp 3C thật duyên dáng với những bông sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình li rượu. 

Câu hỏi 4. Trong câu cuối bài, mỗi chậu cây tới chế được so sánh với hình ảnh nào?

Lời giải:

Trong câu cuối bài, mỗi chậu cây tái chế được so sánh với hình ảnh: ánh mắt biết cười.

Câu hỏi 5. Theo em, vì sao ngày thứ Bảy được gọi là thứ Bảy xanh?

Lời giải:

Theo em, ngày thứ Bảy được gọi là thứ Bảy xanh vì: ngày hôm đó các bạn tổ chức làm những vật dụng bằng đồ tái chế đã qua sử dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường xanh, xanh đẹp, không ô nhiễm.

2. Trao đổi với bạn ý tưởng trang trí lớp học từ đổ dùng tái chế.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 1. Nghe kể chuyện.

Lời giải:

Học sinh nghe GV kể chuyện.

Câu hỏi 2. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.

Lời giải:

Tranh 1: Vua sai Lương Thế Vinh tiếp đón sứ thần nhà Minh. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: “Có phải ông là người làm ra sách Đại thành toán pháp?”

Tranh 2: Lương Thế Vinh khiêm tốn, đáp: “Vâng, đúng vậy!”

Tranh 3: Sứ thần muốn thử tài Lương Thế Vinh. Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?” “Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời.

Tranh 4: Ông cho dắt voi xuống thuyền, sai người đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi.

Tranh 5: Ông cho chia nhỏ số đá đem cân và cộng lại

Tranh 6: Sứ thần phục lăn

Câu hỏi 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Lời giải:

Ông Trạng giỏi tính toán

Theo giai thoại Danh nhân Việt Nam

Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: “Có phải ông là người làm ra sách Đại thành toán pháp?”

Lương Thế Vinh khiêm tốn, đáp: “Vâng, đúng vậy!”

Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”

“Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời.

Sứ Tàu lại châm chọc: “Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!” Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì sai người đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh: “Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!”

Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu. Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số trang sách và tìm ra đáp số trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.

VIẾT SÁNG TẠO

Câu hỏi 1. Nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:

a. Em muốn nói về nhân vật nào?

b.Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?

Lời giải:

a. Gợi ý nhân vật

  • I-sắc Niu-tơn (Đồng hồ Mặt Trời)
  • Cô bé (Ước mơ màu xanh)
  • Sam (Mơ ước của Sam)
  • Minh (Ý tưởng chúng mình)

b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy: Đặc điểm, lời nói , việc làm của nhân vật

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Lời giải:

Trong các câu chuyện đã học em thích nhất là nhân vật  I-sắc Niu-tơn trong câu chuyện Đồng hồ Mặt Trời. Đặc điểm làm em ấn tượng nhân vật này bởi sự sang tạo và thông minh của ông. Chỉ những quan sát nhỏ về sự thay đổi chiều dài của cái bóng mình theo thời gian mà ông đã phát minh ra được đồng hồ mặt trời mà trước giờ chưa ai làm được. Bên cạnh đó,sau khi phát minh đồng hồ mặt trời xong, ông dặt nó ở nơi mà tất cả mọi người dân trong làng đều có thể nhìn thấy thời gian trong ngày của mình để làm việc hiêu quả hơn. Chính hành động nhỏ ấy của ông đã cho người đọc cảm nhận được  I-sắc Niu-tơn là một người  rất biết cách quan tâm người khác, ông suy nghĩ cho cuộc sống của những người xung quanh.  I-sắc Niu-tơn  là người đáng được tôn trọng và noi gươn học hỏi tài trí thông minh của ông.

VẬN DỤNG

Giải ô chữ sau

Lời giải:

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 1 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài 4, giải bài thứ bảy xanh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Thứ bảy xanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận