Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài Ôn tập giữa học kì I

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài: Ôn tập giữa học kì I. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

TIẾT 1

Câu hỏi 1. Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi:

Lời giải:

  • Chiếc nhãn vở đặc biệt: Bạn nhỏ cảm thấy thích thú khi ngắm những quyển vở mặc áo mới
  • Cậu học sinh mới: Ngoài giờ học Lu - i và các bạn thường:
    • Chơi bắn bi
    • Chơi bóng
    • Câu cá
  • Gió sông Hương: Điểm đặc biệt trong cách tự giới thiệu của bạn Nhã Uyên là giọng nói của bạn rất hay và ngọt ngào.
  • Phần thưởng: Ngày đầu vào lớp Một, Nhi thích chiếc khăn quàng đỏ trên vai các anh chị lớp lớn hơn.

Câu hỏi 2. Viết từ:

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 3. Viết câu:

Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

Ca dao

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

TIẾT 2

Câu hỏi 1. Đọc một đoạn trong bài đọc em thích và trả lời câu hỏi:

Lời giải:

  • Lắng nghe những ước mơ: Những chi tiết cho thấy Hà Thu thích trở thành cô giáo dạy mĩ thuật: Lúc rảnh thường vẽ tranh hoặc chơi gấp giấy
  • Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy: Việc Bác Hồ dành phòng khách cho thiếu nhi tổ chứ phòng triển lãm nói lên: Bác là người rất yêu thương và quan tâm các cháu thiếu nhi, Bác luôn muốn dành những gì tốt nhất để các em được học tập và phát triển
  • Bản tin ngày hội nghệ sĩ nhí: Số lượng người tham gia ngày hội nói lên: Ngày hội được đông đảo phụ huynh và học sinh tham gia
  • Đơn xin vào Đội: Theo bạn nhỏ, Đội là tổ chức: tốt nhất giúp bạn nhỏ học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho đất nước

Câu hỏi 2. Nghe - viết "Con tàu của em"

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 3. Viết các tên sau vào vở cho đúng:

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 4. Chọn vần thích hợp với mỗi bông hoa và thêm dấu thanh (nếu cần):

Lời giải:

a. ay/ây

  • Chiếc máy bay đang lướt nhanh trên những tầng mây xanh.
  • Các thầy cô đều khen bài trình bày của nhóm em.
  • Những chiếc thuyền máy chở đầy hàng hóa đã cập bến.

b. iêc/iêt

  • Làm việc nhà xong, em ngồi viết bài.
  • Họ mải miết làm cỏ, bón phân trên cánh đồng lúa xanh biếc.
  • Những tiết mục xiếc và ảo thuật luôn cuốn hút các bạn nhỏ.

TIẾT 3

Câu hỏi 1. Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Giải ô chữ sau:

  • 1. Một hình ảnh trên huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  • 2. Có nghĩa giống với siêng năng.
  • 3. Trẻ em độ tuổi từ 4, 5 đến 8, 9 tuổi.
  • 4. Không sợ gian khổ, nguy hiểm.
  • 5. Đức tính đầu tiên trong 5 điểu Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
  • 6. Hoạt động thực hiện trước hoạt động hát Quốc ca, Đội ca.
  • 7. Tên gọi một phong trào của thiếu nhì.

Lời giải:

  • 1. Búp măng
  • 2. Chăm chỉ
  • 3. Nhi đồng
  • 4. Dũng cảm
  • 5. Khiêm tốn
  • 6. Chào cờ
  • 7. Kế hoạch

Câu hỏi 3. Đặt 1 - 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2.

 

Lời giải:

  • Bé chăm chỉ học tập
  • Bé chăm chỉ dọn nhà
  • Chúng em lên kế hoạch ôn tập thi cuối kì

TIẾT 4

Câu hỏi 1. Đọc một đoạn trong bài văn em thích. Nói về một hình ảnh đẹp trong bài văn vừa đọc.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đổ chơi em thích dựa vào gợi ý:

Lời giải:

Đồ chơi không thể thiếu trong những lúc rảnh rỗi của em là hộp đựng búp bê Baby. Vỏ hộp có hình chữ nhật, làm bằng bìa cứng màu hồng. Một mặt là bóng kính trong suốt, có thể nhìn thấy cô bé búp bê nằm phía trong. Đặc biệt, bên trong hộp có rất nhiều bộ váy, nhiều chiếc nơ tóc và những đôi hài xinh xắn để em có thể thay đổi cho búp bê trong những hoàn cảnh khác nhau. Em thường trò chuyện với cô búp bê trong hộp và coi nó như người bạn của mình. Em rất yêu quý món đồ chơi ấy.

TIẾT 5

Câu hỏi 1. Đọc: Cô hiệu trưởng

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Dựa vào bài đọc, thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tre làm gì khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng?

b. Tre gặp khó khăn gì?

  • Gặp khó khăn khi nói
  • Gặp khó khăn khi đọc
  • Gặp khó khăn khi viết

c. Tre dùng cách nào để trả lời cô hiệu trưởng

d. Theo em, cô hiệu trưởng đã làm gì để giúp Tre trở nên mạnh dạn?

  • Đặt câu hỏi để Tre trả lời
  • Nhờ mẹ giúp Tre trả lời
  • Khuyến khích, động viên Tre

e. Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

Lời giải:

a. Khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng Tre la toáng lên: "Quê Tây Nguyên".

b. Tre gặp khó khăn khi nói.

c. Tre dùng cách Ghép hình để trả lời cô hiệu trưởng.

d. Để giúp Tre trở nên mạnh dạn hơn, cô hiệu trưởng đã đặt câu hỏi để Tre trả lời.

e. Em thích nhân vật cô hiệu trưởng vì cô là một người bao dung, độ lượng, biết yêu thương trẻ em và rất hiền hòa. Cô biết cách để giúp cho học sinh của mình hòa nhập với môi trường nhanh hơn.

TIẾT 6

Câu hỏi 1. Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a. Cánh diều như dấu á

    Ai vừa tung lên trời

    Cái dấu á cong mảnh

    Bồng bềnh trong mây trôi.

Lương Vĩnh Phúc

b. Cánh diều no gió

    Tiếng nó chơi vơi

    Diều là hạt cau

    Phơi trên nong trời.

Trần Đăng Khoa

c. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Tạ Duy Anh

Lời giải:

a. Cánh diều như dấu á

=> So sánh cánh diều với dầu á giúp ta dễ hình dung được hình dáng cánh diều

b. Diều là hạt cau

=> So sánh diều với hạt cau giúp ta dễ hình dung được hình dáng cánh diều  như hạt cau

c. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

=> So sánh cánh diều với cánh bướm giúp ta dễ hình dung cánh diều mềm mại thế nào

Câu hỏi 2. Đặt 2 - 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý:

Lời giải:

  • Thả diều bay lên cao như những cánh chim trông thật thú vị
  • Quả bóng tròn lăn trên sân thoăn thoắt như những chú sóc chuyền cành

Câu hỏi 3. Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? phù hợp với mỗi chỗ chấm:

a. .......... học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.

b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây........

c. Những chú chim ríu rít ..... như muốn trò chuyện cùng chúng em.

Lời giải:

a. Giờ tan học, học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.

b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây ngoài sân trường.

c. Những chú chim ríu rít trên cành như muốn trò chuyện cùng chúng em.

TIẾT 7

Câu hỏi 1. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu một người bạn của em dựa vào gợi ý:

Lời giải:

Linh An là bạn thân của em. An có một nụ cười dễ thương. Khuôn mặt trái xoan. Mái tóc dài buộc gọn gàng sau gáy. Nước da trắng hồng. Đôi mắt tròn xoe như búp bê. Chiếc má lúm đồng tiền duyên dáng. Giọng nói trong trẻo, hồn nhiên. Linh An là một người bạn tốt bụng, nhiệt tình. Linh  An thích đọc sách, đọc truyện. Lúc nhỏ em và Linh An có ước mơ trở thành cô giáo.  Chúng em sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau.

 

Câu hỏi 2. Trang trí và trưng bày bài viết của em.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 1 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài ôn tập giữa học kì I
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài Ôn tập giữa học kì I . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận