Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài 3 Em vui đến trường

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3: Em vui đến trường. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ với các bạn những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý

Lời giải:

  • Hình ảnh: cây cỏ, hoa lá, xe cộ, nhà cửa, cửa hàng, người qua lại,...
  • Âm thanh: Chim hót, tiếng xe chạy, tiếng rao những người bán hàng rong,...

ĐỌC

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1. Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu.

Lời giải:

Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu là:

  • Chú chim sâu hót véo von trên cành
  • Trái mặt trời chín đỏ mỉm cười với mây xanh
  • Nắng hồng lên bốn phương

Câu hỏi 2. Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

Lời giải:

Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy: lòng vui phơi phới.

Câu hỏi 3. Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Lời giải:

Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều là: Chúng ta cần học tập chăm chỉ, hăng say để đạt được ước mơ của bạn thân

Câu hỏi 4. Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?

Lời giải:

Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ có vần giống nhau là:

  • Dòng 1 - dòng 3 (nhỏ - đỏ)
  • Dòng 2 - dòng 4 (cành - xanh)
  • Dòng 5 - dòng 7 (mới - phới)
  • Dòng 6 - dòng 8 (phương - trường )
  • Dòng 9 - dòng 10 - dòng 11 (giã - ra - quá ) 

2. Đọc một bài học về trường học

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.

b. Chia sẻ với các bạn phiếu đọc sách của em.

Lời giải:

  • Gợi ý: Đọc bài sau:

Một trường tiểu học vùng cao

Nghe nói ở xã Sủng Thài có trường nội trú, chúng tôi lặn lội lên thăm.

Hội đồng giáo viên đang họp nên em Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng, dẫn chúng tôi đi thăm trường. Trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp, phòng ăn và nhà ở. Các thầy cô ăn ở cùng học sinh.

Vừa đi, Dìn vừa kể: "Cứ sáng thứ hai, chúng em đến trường cùng với gạo ăn một tuần, chiều thứ bảy lại về. Nhà ai nghèo thì Uỷ ban xã giúp gạo.”

Tôi hỏi:

- Hàng ngày, các em làm việc gì?

- Buổi sáng, chúng em học trên lớp, buổi chiều làm bài. Ngoài giờ học, chúng em hát múa, chơi thể thao hoặc trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn.

- Đi học cả tuần, Dìn có nhớ nhà không?

- Lúc đầu, chúng em cũng nhớ, nhưng ở trường rất vui. Về nhà, ai cũng mong sớm đến sáng thứ hai để lại được gặp nhau.

Trúc Mai

a. Những thông tin chính:

  • Tác giả: Trúc Mai
  • Nội dung: cho biết cuộc sống của các bạn học sinh miền núi tuy còn nhiều vất vả, khó khăn song các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình
  • Thông tin em chú ý: công việc của bạn mỗi ngày khi ở lớp ( "Buổi sáng, chúng em học trên lớp, buổi chiều làm bài. Ngoài giờ học, chúng em hát múa, chơi thể thao hoặc trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn")

b. HS tự chia sẻ với các bạn phiếu đọc sách của mình.

VIẾT

Câu hỏi 1. Nghe - viết: Em vui đến trường (từ Đón chào một ngày mới... đến hết).

Lời giải:

Học sinh lắng nghe giáo viên đọc và viết.

Câu hỏi 2. Chọn tiếng ở chiếc nhãn phù hợp với tiếng ở quyển vở để tạo thành từ ngữ đúng:

Lời giải:

  • Truyền - thống
  • Chuyền - bóng
  • Lời - chào
  • Dâng - trào

Câu hỏi 3. Tìm 3 - 4 từ ngữ

Lời giải:

a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:

  • Chữ s: sạch sẽ, sáng sủa, sung sướng
  • Chữ x: xầm xì, xa xăm, xanh xao

b. Hai tiếng cùng bắt đầu bằng:

  • Chữ g: gan góc, gà gô, gọn gàng
  • Chức r: rổ rau, râu ria, rã rời

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu hỏi 1. Tìm từ ngữ:

a. Gọi tên 2 - 3 đồ dùng học tập.

b. Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập.

c. Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập.

Lời giải:

a. Gọi tên 2 - 3 đồ dùng học tập: cặp, sách, vở, bút...

b. Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập: dài, to, hình chữ nhật, nhỏ...

c. Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập: mang cặp, viết bài, đo độ dài...

Câu hỏi 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp. Thật tuyệt vời khi em được mang chiếc cặp mới tới trường!

Nguyễn Khánh Mỹ

a. Tìm các câu kể được dùng:

b. Cuối các câu kể em tìm được ở bài tập a dấu gì?

Lời giải:

a.

Để giới thiệu:

  • Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới.

Để kể, tả:

  •  Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp.
  • Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp.

b. Cuối các câu kể em tìm được ở bài tập a dấu chấm.

Câu hỏi 3. Đặt 1 - 2 câu kể để: 

a. Giới thiệu một đồ dùng học tập. 

b. Kể hoặc tả về một đồ dùng học tập. 

Lời giải:

a. Giới thiệu một đồ dùng học tập: Trong các dụng cụ học tập của em, em thích nhất là cây bút.

b. Kể hoặc tả về một đồ dùng học tập: Cây bút có hình dáng dài, thon, ngòi bút nhỏ trông rất đẹp.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Chia sẻ với bạn về một trong hai bức tranh dưới đây theo gợi ý:

Lời giải:

Chia sẻ với bạn về một trong hai bức tranh dưới đây theo gợi ý:

  • Hình 1: Cảnh cây cối mùa thu 
    • Màu sắc, cây cối đã ngã màu vàng sắp thay lá
  • Hình 2: Các em nhỏ đang múa lân vui trung thu
    • Màu sắc: sặc sỡ, sinh động

Câu hỏi 2. Nói 1- 2 câu về hình ảnh em thích nhất trong bức tranh đã chọn.

Lời giải:

  • Hình 1:  Em thích nhất màu vàng sắc thắm của bức tranh mùa thu nó chứa đựng nhiều tâm trạng
  • Hình 2: Em thích nhất cảnh các bạn nhỏ đang rước đèn vui chơi trong ngày tết trung thu

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 1 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài 3, giải bài em vui đến trường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài 3 Em vui đến trường . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận