Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời sáng tạo Toán 6 tập 1 bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân bộ sách bài tập chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Toán 6

Câu 1. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 16 cm, BC = 12 cm, BD = 20 cm. Tính độ dài của AD, DC, AC

Hướng dẫn giải

ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC = 12 cm; DC = AB = 16 cm; AC = BD = 20 cm

Câu 2. Cho hình thoi MNPQ có PQ = 10 cm. Tính độ dài của MN, NP, MQ

Hướng dẫn giải

MNPQ là hình thoi nên PQ = MN = NP = MQ = 10 cm

Câu 3. Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo và thỏa AB = 8 cm, AD = 5 cm, OC = 3 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC

Hướng dẫn giải

ABCD là hình bình hành nên:

CD = AB = 8 cm; BC = AD = 5cm; OA = OC = 3 cm nên AC = 6 cm

Câu 4. Cho hình thang cân EGIH với cạnh đáy là EG và IH. Biết GI = 3 cm, EI = 7 cm. Hãy tính EH, GH

Hướng dẫn giải

EGIH là hình thang cân nên:

EH = GI = 3 cm; GH = EI = 7 cm

Câu 5. Hãy nêu cách ghép hai tam giác đều có cùng cạnh 4 cm thành một hình thoi.

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Câu 6. Hãy nêu cách ghép hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm với hai tam giác vuông có cạnh góc vuông là 3 cm và 2 cm thành một hình thang cân.

Hướng dẫn giải

Làm theo hướng dẫn sau:

Câu 7. Nêu cách vẽ hình chữ nhật ABCD với AB = 6 cm, BC = 4 cm.

Hướng dẫn giải

- Dùng thước thẳng vẽ đoạn AB = 6 cm

- Dùng eke và thước thẳng kẻ đường thẳng BC vuông góc với AB tại B và BC = 4 cm, sau đó kẻ đường thẳng AD vuông góc với AB tại A và AD = 4 cm

- Nối D với C ta được tứ giác ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.

Câu 8. Nêu cách vẽ hình thoi MNPQ với MN = 5 cm, đường chéo MP = 8 cm

Hướng dẫn giải

- Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng MP = 8 cm

- Dùng compa vẽ đường tròn tâm M bắn kính 3 cm rồi vẽ đường tròn tâm P bán kính 3 cm. Hai đường tròn nên cắt nhau tại hai điểm N và Q 

- Nối N với M, N với P, Q với P ta được tứ giác MNPQ là hình thoi cần vẽ.

Câu 9. Nêu cách vẽ hình bình hành MNPQ thỏa MN = 3 cm, NP = 5 cm, MP = 6 cm

Hướng dẫn giải

- Dùng thước thẳng vẽ đoạn MN = 3 cm

- Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm M bán kính 6 cm. Vẽ một phần đường tròn tâm N bán kính 5 cm. Hai phần đường tròn trên cắt nhau tại điểm P

- Nối N với P. Từ M kẻ đường thẳng MQ song song với NP và MQ = 5 cm

- Nối P với Q ta được tứ giác MNPQ là hình bình hành cần vẽ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập chân trời sáng tạo lớp 6, sách bài tập toán 6 tập 1 sách chân trời sáng tạo, giải SBT toán 6 tập 1 sách mới, bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân sách bài tập chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời sáng tạo Toán 6 tập 1 bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Toán 6 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Tân Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận