Giải công nghệ 7 cánh diều bài 8 Giới thiệu chung về chăn nuôi

Hướng dẫn học môn Công nghệ 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Em hãy kể tên một số sản phẩm của chăn nuôi mà em biết.

Lời giải:

  • Sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Thịt và sản phẩm thịt (thịt lợn sữa đông lạnh, chế phẩm từ thịt động vật, thịt gia cầm chế biến, trứng)
  • Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu, bò, cừu, dê, phụ phẩm sau giết mổ…)
  • Tơ tằm, mật ong.

1. Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

1.1. Vai trò của chăn nuôi

Câu hỏi 1. Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người, kinh tế và xã hội?

Lời giải:

Vai trò của chăn nuôi đối với con người, kinh tế và xã hội:

  • Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
  • Cung cấp sức kéo, phân bón
  • Tạo việc làm cho con người.

Câu hỏi 2. Em hãy quan sát Hình 8.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi.

Lời giải:

  • Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, cá..
  • Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
  • Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất (lông, sừng, da,..)
  • Cung cấp sức kéo (ngựa, trâu, bò..) phục vụ cho việc tham quan du lịch, canh tác.

Câu hỏi 3. Em hãy kể tên một số loại vật nuôi ở địa phương em và nêu những lợi ích của chúng.

Lời giải:

Một số loại vật nuôi ở địa phương em:

  • Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe...) và để lấy thịt, sữa....
  • Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương. 
  • Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
  • Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng.
  • Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị.

1.2. Triển vọng của chăn nuôi

Câu hỏi 1. Em hãy cho biết những lợi thế phát triển chăn nuôi của nước ta.

Lời giải:

Những lợi thế phát triển chăn nuôi của nước ta:

  • Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
  • Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
  • Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều
  • Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi

Câu hỏi 2. Địa phương em có những lợi thế nào để phát triển chăn nuôi

Lời giải:

Gợi ý: Ba Vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đồng cỏ lớn, diện tích chăn thả rộng, phù hợp với việc phát triển chăn nuôi bò tập trung quy mô lớn.

2. Một số vật nuôi phổ biến ở Việt Nam

2.1. Một số vật nuôi bản địa

Câu hỏi. Em hãy đọc nội dung mục 2 và cho biết tên, đặc điểm của một số vật nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Lời giải:

Đặc điểm của một số vật nuôi phổ biến ở Việt Nam:

  • Lợn (heo) Móng Cái: có nguồn gốc tử huyện Đầm Hả và Mỏng Cải tỉnh Quảng Ninh, được nuôi phổ biến khắp cả nước. Giống lợn này có thân và cổ ngắn, tai nhỏ, lưng vòng và bụng xệ, cơ thể có một khoang trắng nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua vai giống như cái yên ngựa.
  • Lợn Sóc: được nuôi phổ biến ở vùng Tây Nguyên. Lợn có tầm vóc cơ thể nhỏ, mõm dài và nhọn, da dày mốc, lông đen dải, chân nhỏ đi bằng móng,
  • Gà Ri: được nuôi phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Màu lông phổ biến là vàng, nâu, tầm vóc nhỏ, dáng thanh gọn, chân có hai hảng vảy xếp hình mái ngói.
  • Trâu Việt Nam (trâu nội): có ngoại hình vạm vỡ với phần bụng lớn, toàn thân màu đen với vai đốm trắng, đấu nhỏ, sửng dài và tại nhỏ, thường được muôi để lấy sức kéo và lấy thịt.
  • Dê cỏ: được muôi chủ yếu ở vùng trung du, đồng bằng và ven biển. Dẻ có màu lỏng đa dạng như trắng, ghi, nâu, đen, tầm vóc nhỏ; chủ yếu được nuôi lấy thịt.
  • Bộ vàng có lông màu nâu vàng toàn thân, u vai nổi rõ, tầm vóc nhỏ, được nuôi phổ biển khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

2.2. Một số vật nuôi ngoại nhập

Câu hỏi 1. Hãy quan sát các loại vật nuôi trong Hình 8.2 và gọi tên chúng.

Lời giải:

  • Hình 8.2a: Lợn ỉ
  • Hình 8.2b: Bò sữa
  • Hình 8.2c: Trâu
  • Hình 8.2d: Gà Lơ- go
  • Hình 8.2e: Bò vàng
  • Hình 8.2g: Lợn đẹt
  • Hình 8.2h: Dê
  • Hình 8.2i: Lợn Landrace
  • Hình 8.2k: Gà ri

Câu hỏi 2. Trong các loại vật nuôi kể trên, loại nào được nuôi phổ biến ở địa phương em?

Lời giải:

Trong các loại vật nuôi kể trên, loại được nuôi phổ biến ở địa phương em: bò sữa, trâu, bò vàng, lợn landrce, gà ri.

3. Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

Câu hỏi 1. Hãy kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta.

Lời giải:

Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:

  • nuôi chăn thả tự do
  • nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)
  • nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)

Câu hỏi 2. Em hãy quan sát Hình 8.3 và gọi tên các phương thức chăn nuôi tương ứng.

Lời giải:

  • Hình 8.3a: Phương thức nuôi bán chăn thả
  • Hình 8.3b: Hình thức nuôi chăn thả tự do
  • Hình 8.3c: Hình thức nuôi nhốt.

Câu hỏi 3. Hãy so sánh đặc điểm của các phương thức chăn nuôi theo mẫu Bảng 8.1

Lời giải:

 

Tiêu chí so sánh

Phương thức chăn nuôi

Nuôi chăn thả tự do

Nuôi công nghiệp

Nuôi bán công nghiệp

Mức đầu tư

Thấp

Cao

Thấp

Kĩ thuật chăn nuôi

Thấp

Cao

Thấp

Nguồn thức ăn

Tự nhiên, ít dinh dưỡng

Dinh dưỡng

Tự nhiên + dinh dưỡng

Kiểm soát dịch bệnh

Thấp

Cao

Thấp

Năng suất chăn nuôi

Thấp

Cao

Thấp

Hãy kể tên các phương thức chăn nuôi ở địa phương em. Phương thức đó áp dụng cho những loại vật nuôi nào?

Lời giải:

Ở địa phương em, nuôi nhiều trâu, bò; lợn ; gia cầm

  • Phương thức chăn nuôi được áp dụng với trâu bò: bán chăn thả
  • Phương thức chăn nuôi được áp dụng với lợn: nuôi nhốt
  • Phương thức chăn nuôi được áp dụng với gia cầm: bán chăn thả

4. Một số ngành nghề trong chăn nuôi

Câu hỏi 1. Trong chăn nuôi có những ngành nghề phổ biến nào? Hãy nêu đặc điểm của những ngành nghề đó.

Lời giải:

Trong chăn nuôi có những ngành nghề phổ biến:

  • Nghề chăn nuôi: thực hiện các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, quản lí hoạt động chăn nuôi và đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật.
  • Nghề thú y: thực hiện công việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi thông qua phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.
  • Nghề chọn tạo giống vật nuôi: thực hiện việc nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Câu hỏi 2. Ngoài những ngành nghề kể trên, hãy kể tên và mô tả những ngành nghề khác trong chăn nuôi mà em biết.

Lời giải:

Những ngành nghề khác trong chăn nuôi mà em biết:

  • Kĩ thuật viên nuôi trồng thủy sản: nuôi dưỡng chăm sóc cho thủy sản, theo dõi thông số môi trường nước..
  • Lao động chăn nuôi: lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi để nhân giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm.. để lấy thịt, sữa..

Câu hỏi 3. Em yêu thích nghề nào nhất trong chăn nuôi?

Lời giải:

Em yêu thích nghề bác sĩ thú ý nhất vì có thể chữa bệnh cho vật nuôi khi chúng bị ốm.

Câu hỏi 4. Ở địa phương em có những ngành nghề trong chăn nuôi nào?

Lời giải:

Ở địa phương em có những ngành nghề trong chăn nuôi: chăn nuôi gà vịt; chăn nuôi trâu, bò; chăn nuôi ngan..

Từ khóa tìm kiếm google:

giải công nghệ 7 cánh diều, giải công nghệ 7 sách mới, giải công nghệ 7 bài 8 CD, giải bài Giới thiệu chung về chăn nuôi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải công nghệ 7 cánh diều bài 8 Giới thiệu chung về chăn nuôi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận