Giải công nghệ 7 cánh diều bài 12 Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Hướng dẫn học môn Công nghệ 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong Hình 12.1

Lời giải:

  • Hình 12.1a: Đất sét
  • Hình 12.1b: Đổ bê tông
  • Hình 12.1c: Kè đá

1. Giới thiệu chung về quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Câu hỏi 1. Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao ở Hình 12.2

Lời giải:

Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:

  • Chuẩn bị ao nuôi
  • Thả cá giống
  • Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
    • Quản lí thức ăn
    • Quản lí chất lượng ao nuôi
    • Quản lí sức khỏe cá
  • Thu hoạch

Câu hỏi 2. Em hãy quan sát Hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao

Lời giải:

  • Hình 12.2a: Xử lý, chuẩn bị ao nuôi: vét bùn đáy đắp bờ
  • Hình 12.2b: Tát nước
  • Hình 12.2c:  Thả cá
  • Hình 12.2d: Sục nước
  • Hình 12.2e: Cho cá ăn
  • Hình 12.2g: Thu hoạch cá

2. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

Câu hỏi 1. Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?

Lời giải:

Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc:

  • Làm cạn nước trong ao
  • Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn
  • Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao
  • Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh
  • Phơi đáy ao khoảng 2 -3 ngày
  • Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 - 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống

Câu hỏi 2. Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4

Lời giải:

  • Hình 12.4a: Phơi đáy ao
  • Hình 12.4b: Làm vệ sinh xung quanh ao
  • Hình 12.4c: Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao
  • Hình 12.4d: Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

2.2. Thả cá giống

Câu hỏi 1. Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn.

Lời giải:

Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì:

  • Cá sống trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”.
  • Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 12.5, cho biết vì sao các loiaj cá này có thể nuôi ghép được với nhau?

Lời giải:

Vì tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường.

Câu hỏi 3. Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Lời giải:

Khi thả cá giống cần quan tâm đến các yếu tố:

  • Nguyên tắc ghép các loài cá
  • Mùa vụ thả
  • Mật độ thả
  • Yêu cầu chất lượng
  • Cách thả

2.3. Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

Câu hỏi 1. Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?

Lời giải:

Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc:

  • Quản lí thức ăn cho cá: Loại thức ăn; lượng thức ăn; cách cho ăn.
  • Quản lí chất lượng nước ao nuôi
  • Quản lí sức khỏe cá

Câu hỏi 2. Hãy tìm hiểu về thức ăn của một loại cá nước ngọt được nuôi phổ biến.

Lời giải:

Thức ăn cho 1 loại cá nước ngọt phổ biến:

  • Cá basa: cá con, giun, ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cả phụ phẩm công nghiệp.

Câu hỏi 3. Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Lời giải:

  • Nguyên nhân:
    • Ao nuôi thiếu oxy
    • Cá bị nhiễm khí độc
  • Cách xử lí:
    • Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.
    • Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.
    • Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

2.4. Thu hoạch

Câu hỏi. Khi nào thì nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?

Lời giải:

Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa hay thu toàn bộ:

  • Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.
  • Thu toàn bộ khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.

3. Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao

Câu hỏi 1. Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao.

Lời giải:

Các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao:

  • Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ.
  • Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
  • Bước 3: Tính toán chi phí

Câu hỏi 2. Vì sao phải chuẩn bị tốt ao nuôi

Lời giải:

Phải chuẩn bị tốt ao nuôi để loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho cá rô phi nuôi.

Câu hỏi 3. Em hãy nêu tác dụng của vôi bột trong quá trình chuẩn bị ao nuôi

Lời giải:

Tác dụng của vôi bột: cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.

Câu hỏi 4. Khi lập kế hoạch nuôi cá rô phi, em cần lưu ý gì về mùa vụ thả cá.

Lời giải:

Cần lưu ý về mùa vụ thả cá: có thể thả quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, tháng 4 – 6.

Câu hỏi 5. Em hãy cho biết mật độ thả cá thích hợp khi nuôi cá rô phi.

Lời giải:

Mật độ thả: 2 - 3 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả 5 - 7 con/m2

Câu hỏi 6. Vì sao cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi?

Lời giải:

Cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi để: cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Câu hỏi 7. Hãy lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thủy sản phổ biến ở địa phương em.

Lời giải:

Gợi ý:

Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ:

  • ao nuôi
  • vôi bột
  • cá giống
  • thức ăn công nghiệp
  • hóa chất xử lí trong môi trường
  • máy bơm, máy quạt nước, lưới kéo cá.

Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

  • thời vụ nuôi: Vụ 1 từ tháng 2 đến tháng 3 (gọi là vụ xuân) và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 9 (gọi là vụ thu).
  • ao nuôi: tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh, tu sửa bờ, vét bùn, rải vôi bột, phơi đáy rồi lấy nước vào ao
  • thả giống:  mật độ thả: 1 con/3-4 m2 ao
  • chăm sóc , quản lí cá sau khi thả:
    • thức ăn và cách cho ăn:  Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều); sử dụng thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn 2-3% tổng lượng cá trong ao
    • quản lí chất lượng ao nuôi: bổ sung nước sạch hằng tuần, sử dụng chế phẩm sinh học, dùng quạt nước khi cần
    • quản lí sức khỏe cá: thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Khi cá có dấu hiệu bị bệnh, liên hệ ngay với cán bộ thủy sản.
    • thu hoạch: sau 8 tháng.

Bước 3: Tính toán chi phí

Nuôi một vụ cá chép trong ao có diện tích 1000 m2 cần:

  • 350 con giống và sử dụng 4 tấn thức ăn/năm
  • 100kg vôi bột cải tạo ao
  • chi phí điện xăng dầu 2 triệu đồng
  • chi phí chất xử lí môi trường 2 triệu đồng
  • chi phí khác 300 nghìn đồng
  • giá cá giống là 90 nghìn đồng/con (50 con/1kg)
  • giá thức ăn 15 nghìn đồng/kg
  • giá vôi bột 5000 đồng/kg

Chi phí của vụ nuôi cá = (350:50.90) + 4000.15 + 100.5 + 2000+ 2000+ 300 = 65 430 (nghìn đồng) = 65 430 000 đồng.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải công nghệ 7 cánh diều, giải công nghệ 7 sách mới, giải công nghệ 7 bài 12 CD, giải bài Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải công nghệ 7 cánh diều bài 12 Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận