Giải công nghệ 7 cánh diều bài 2 Quy trình trồng trọt

Hướng dẫn học môn Công nghệ 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2: Quy trình trồng trọt. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Quan sát hình 2.1 và cho biết: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây trồng? Yếu tố nào không thể thay đổi, yếu tố nào có thể thay đổi?

Lời giải:

  • Những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng:
    • Nhiệt độ, độ ẩm
    • Năng lượng bức xạ
    • Thành phần khí quyển
    • Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất
    • Phản ứng của đất (pH đất)
    • Các yếu tố sinh học
    • Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
    • Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng
  • Yếu tố không thể thay đổi:
    • Nhiệt độ; độ ẩm
    • Năng lượng bức xạ
    • Thành phần khí quyển
  • Yếu tố có thể thay đổi:
    • Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất
    • Phản ứng của đất (pH đất)
    • Các yếu tố sinh học
    • Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
    • Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng

1. Giới thiệu chung về quy trình trồng trọt

Câu hỏi. Quan sát hình 2.2 và cho biết quy trình trồng trọt gồm những bước nào?

Lời giải:

Quy trình trồng trọt gồm các bước:

  • Làm đất, bón lót
  • Gieo trồng
  • Chăm sóc:
    • Tỉa, dặm cây
    • Làm cỏ, vun xới
    • Bón thúc
    • Tưới, tiêu nước
    • Phòng trừ sâu bệnh hại
  • Thu hoạch

2. Các bước trong quy trình trồng trọt

2.1. Làm đất, bón lót

a. Làm đất

Câu hỏi 1. Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng?

Lời giải:

Làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng vì:

  • Giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng.
  • Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu hỏi 2. Hãy nhận xét sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3

Lời giải:

Sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3:

  • Hình 2.3a: Cày đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 - 30 cm -> chôn lấp cỏ dại, tạo rãnh đất dài màu mỡ.
  • Hình 2.3b: Bừa và đập đất -> làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng
  • Hình 2.3c: Lên luống -> chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

Câu hỏi 3. Có thể sử dụng những công cụ nào để làm đất?

Lời giải:

Các công cụ có thể sử dụng để làm đất: cài cuốc, liềm, bừa, máy cày, búa đập, xẻng,..

Câu hỏi 4. Hãy đưa ra biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em?

Lời giải:

Ở địa phương em áp dụng biện pháp lên luống để trồng các loại cây như: su hào, bắp cải, ngô, khoai, rau, đỗ..

b. Bón lót

Câu hỏi. Vì sao cần bón lót trước khi gieo trồng?

Lời giải:

Chúng ta cần bón lót trước khi gieo trồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.

2.2. Gieo trồng

a. Thời vụ gieo trồng

Câu hỏi 1. Thời vụ gieo trồng là gì?

Lời giải:

Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng.

Câu hỏi 2. Gieo trồng đúng thời vụ có lợi ích gì?

Lời giải:

Gieo trồng đúng thời vụ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.

Câu hỏi 3. Địa phương em có những thời vụ gieo trồng nào?

Lời giải:

Các thời vụ gieo trồng ở địa phương em: 

  • Vụ xuân hè
  • Vụ hè thu
  • Vụ đông xuân

Câu hỏi 4. Hãy kể tên một số loại cây trồng được gieo trồng vào thời vụ đó.

Lời giải:

Một số loại cây ăn quả được trồng vào thời vụ đó:

  • Vụ xuân hè: lúa, rau, đậu (đỗ), cây cà chua, dưa chuột, bầu mướp bí, cây sấu, cây hồng bì, cây xoài...
  • Vụ hè thu: cây ổi, cây vải, cây nhãn, cây bưởi, cải bắp, cà rốt, cải chip...
  • Vụ đông xuân: su hào, củ cải, súp lơ xanh, xà lách, các loại rau thơm, đu đủ, dưa hấu..

b. Phương thức gieo trồng

Câu hỏi 1. Trong hình 2.5 có những phương thức gieo trồng nào?

Lời giải:

  • Hình 2.5a: trồng bằng, bằng củ
  • Hình 2.5b: Gieo hạt
  • Hình 2.5c + 2.5d: Gieo bằng cây non.

Câu hỏi 2. Em hãy chọn lựa phương thức gieo trồng cho các loại cây sau đây: lúa, mía, ngô, sắn, cam, đậu (đỗ)

Lời giải:

  • Cây lúa, ngô, đậu (đỗ) trồng bằng gieo hạt.
  • Cây mía, sắn trồng bằng hom, củ.
  • Cây cam trồng bằng hạt hoặc cây con.

2.3. Chăm sóc

a. Tỉa, dặm cây

Câu hỏi. Em hãy lựa chọn hoạt động thích hợp với tình trạng cây trồng theo mẫu Bảng 2.1.

Lời giải:

Tình trạng cây trồng

Tỉa cây

Dặm cây

Cây yếu, bị sâu bệnh

x

 

Cây bị chết, không mọc

 

x

Cây mọc quá dày

x

 

b. Làm cỏ, vun xới

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 2.6 và mô tả công việc làm cỏ (a), vun xới (b).

Lời giải:

  • Hình 2.6a: Làm cỏ: nhổ bỏ các cây cỏ dại, diệt cỏ dại mọc xen với cây trồng.
  • Hình 2.6b: Vun xới: thêm đất vào gốc cây, cuốc đất, làm cho đất tơi xốp.

Câu hỏi 2. Em hãy hoàn thành Bảng 2.2 bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp.

Lời giải:

Lợi ích

Làm cỏ

Vun xới

Diệt cỏ mọc xen với cây trồng

x

 

Cung cấp oxygen và tăng cường dinh dưỡng trong đất.

 

x

Tạo khoảng trống không cho cây trồng phát triển

x

 

Làm cho đất tơi xốp

 

x

Giảm sâu bệnh

x

 

Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

 

x

c. Bón thúc

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 2.7 và cho biết: Các thời điểm nào cần bón thúc cho lúa? Vì sao?

Lời giải:

Các thời điểm cần bón thúc cho lúa:

  • Thời kì chuyển cây, đẻ nhánh
  • Thời kì làm đòng
  • Thời kì trỗ, chín

Giải thích: Bón thúc để đáp ứng nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 2.8 và cho biết các hình thức bón phân có trong hình.

Lời giải:

Các hình thức bón phân trong hình:

  • Hình 2.8a: Bón theo hàng
  • Hình 2.8b: Bón theo hốc
  • Hình 2.8c: Bón phun qua lá
  • Hình 2.8d: Bón vãi

Câu hỏi 3. So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức bón phân theo mẫu Bảng 2.3

Lời giải:

Hình thức bón

Hiệu quả sử dụng phân bón

Công lao động

Dụng cụ lao động

Thấp

Cao

Ít

Nhiều

Đơn giản

Phức tạp

Bón vãi

x

 

x

 

x

 

Bón theo hốc

x

 

 

x

x

 

Bón theo hàng

 

x

 

x

x

 

Bón phun qua lá

 

x

x

 

 

x

 

d. Tưới nước

Câu hỏi 1. Em hãy nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng.

Lời giải:

Các phương pháp tưới nước cho cây trồng: 

  • Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.
  • Tưới rãnh: cho nước chảy vào rãnh, nước thẩm vào luống tới rễ cây.
  • Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống với tưới phun.
  • Tưới nhỏ giọt hoặc tưởi ngầm: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thấm đến bộ rễ.

Câu hỏi 2. Hãy chỉ ra các phương pháp tưới nước cho Hình 2.9

Lời giải:

Các phương pháp tưới trong Hình 2.9:

  • Hình 2.9a: Tưới phun mưa.
  • Hình 2.9b: Tưới ngầm
  • Hình 2.9c: Tưới tràn
  • Hình 2.9d: Tưỡi rãnh

Câu hỏi 3. Phương pháp tưới nước nào tiết kiệm nước nhất? Vì sao

Lời giải:

Phương pháp tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa (hơn cả ở tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu đến mức tối thiểu các loại tổn thất nước (do thấm và bốc hơi), ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất tưới cũng được tiết kiệm tối đa.

Câu hỏi 4. Em hãy chọn phương pháp tưới thích hợp cho các loại cây sau: chè, lúa, rau cải, khoai lang, hoa phong lan.

Lời giải:

  • chè, khoai lang: tưới rãnh
  • lúa: tưới tràn
  • rau cải, hoa phong lan: tưới phun mưa

e. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu hỏi 1. Có những nhóm biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại nào?

Lời giải:

Các nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

  • Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
  • Biện pháp vật lí, cơ giới: bẫy bả, bắt băng tay, bao quả, che lưới,..
  • Biện pháp sinh học: sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rủa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc,...).
  • Biện pháp hoá học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoả học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,... để tiêu diệt sâu bệnh.

Câu hỏi 2. Có những biện pháp canh tác nào giúp phòng trừ sâu, bệnh hại?

Lời giải:

Những biện pháp canh tác giúp phòng trừ sâu bệnh hại:

  • vệ sinh đồng ruộng
  • làm đất
  • sử dụng giống chống chịu sâu bệnh
  • luân canh
  • xen canh
  • ...

Câu hỏi 3. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong Hình 2.10 thuộc nhóm biện pháp nào?

Lời giải:

  • Hình 2.10a: biện pháp vật lý, cơ giới
  • Hình 2.10b: biện pháp canh tác 
  • Hình 2.10c: biện pháp vật lí, cơ giới
  • Hình 2.10d: biện pháp sinh học
  • Hình 2.10e: biện pháp hóa học
  • Hình 2.10g: biện pháp vật lí, cơ giới

Câu hỏi 4. Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp nào? Vì sao?

Lời giải:

Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp sinh học vì:

  • Đem lại hiệu quả cao.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Không tốn kém. 

Câu hỏi 5 Khi sử dụng thuốc trừ sâu háo học, người phun cần có những dụng cụ bảo hộ gì để đảm bảo an toàn cho bản thân?

Lời giải:

Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, người phun cần những dụng cụ bảo hộ để đảm bảo sức khỏe là: khẩu trang, găng tay, kính, quần áo bảo hộ.

Câu hỏi 6. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần làm gì với dụng cụ phun, bình thuốc để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường?

Lời giải:

Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần:

  • Rửa bình phun kĩ sau khi sử dụng
  • Xử lí, thu gom bao bì đã qua sử dụng
  • Không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước

2.4. Thu hoạch

Câu hỏi 1. Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm là gì?

Lời giải:

Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm: Đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận.

Câu hỏi 2. Có những cách nào để thu hoạch sản phẩm cây trồng.

Lời giải:

Tùy theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.

Câu hỏi 3. Quan sát Hình 2.11, nêu các phương pháp thu hoạch và cách thức thu hoạch cho từng loại cây trồng.

Lời giải:

  • Hình 2.11a:  Phương pháp thủ công - hái
  • Hình 2.11b: Phương pháp cơ giới - hái
  • Hình 2.11c: Phương pháp cơ giới - cắt
  • Hình 2.11d: Phương pháp cơ giới - cắt
  • Hình 2.11e: Phương pháp thủ công - nhổ
  • Hình 2.11g: Phương pháp thủ công - cắt

Câu hỏi 4. Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp nào?

Lời giải:

Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp quy mô lớn, việc thu hoạch tốn nhiều sức người.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải công nghệ 7 cánh diều, giải công nghệ 7 sách mới, giải công nghệ 7 bài 2 CD, giải bài Quy trình trồng trọt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải công nghệ 7 cánh diều bài 2 Quy trình trồng trọt . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận