Danh mục bài soạn

Văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người"

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 8

Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người". Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1:  Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người"

Suy nghĩ về quê hương

Dàn ý 

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương.
  • Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”

2. Thân bài:

Quê hương là gì?

  • Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ và ta đã được sinh thành, có một thời gian dài sinh sống và gắn bó qua nhiều thế hệ.
  • Nghĩa rộng hơn, quê hương là nói về một đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra, được dưỡng nuôi và thụ hưởng một nền văn hóa của làng quê, đất nước đó. 

Tại sao không thể tách quê hương ra khỏi con người?

  • Câu nói của Raxun Gamzatov đã khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người.
  • Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. Trong số họ có thể từ lâu đã không trở lại hoặc không còn nhớ gì về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng quê hương sẽ mãi mãi ở bên họ, tồn tại trong họ trong văn hóa ứng xử hay trong nguồn gốc bản thân.
  • Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. 
  • Tình yêu quê hương hiện diện trong tình cảm mỗi người
  • Quê hương là những giá trị văn hóa, là bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán được hiện diện trong lối sống hằng ngày: sở thích, lối ăn mặc, những thói quen, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ, giọng điệu, trong câu hát, lời ru…
  • “Cáo chết còn quay đầu về núi”, con người có quê hương, là nơi để trở về sau những bôn ba trên cuộc đời. Trở về nguồn cội vốn là một truyền thống văn hóa đã trở thành triết lí sống của dân tộc ta từ bao đời nay.
  • Bất hạnh lớn nhất của đời người là không biết mình đã đến từ đâu và khi rời khỏi cõi đời này linh hồn sẽ về đâu trong bao la vũ trụ.

 

Phê phán: Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người đã phủ nhận quê hương, phủ nhận nguồn cội, coi thường hoặc sỉ nhục các giá trị tốt đẹp của quê hương mà bản thân họ cũng có một phần ở trong đó.

Bài học:

  • Mỗi chúng ta phải luôn xây dựng một tình cảm gắn bó cụ thể và tha thiết đối với quê hương.
  • Biết tiếp thu cái đẹp, cái hữu ích, cái phù hợp của quê hương, đất nước trong thời đại mới chứ không nên bảo thủ một cách mù quáng.
  • Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

3. Kết bài: Từ lâu, tình yêu quê hương đất nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Trong mấy nghìn năm qua, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc lại kết tinh thành sức mạnh vô biên quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, làm nên biết bao trang sử vẻ vang. 

Bài viết

Là con người, ai cũng có quê hương. Hướng về quê hương, nguồn cội không chỉ có ở con người mà cả loài vật cũng có bản năng ấy. Có một loài lươn sinh ra ở Bắc âu, khi lớn lên chúng tìm đến những vùng nước ấm áp ở khu vực Đông Nam Á để sinh sản. Những con lươn con khi chúng lại tìm về vùng Bắc Âu giá rét, nơi mà cha mẹ chúng đã đến. Bởi thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ và ta đã được sinh thành, có một thời gian dài sinh sống và gắn bó qua nhiều thế hệ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, quê hương là nói về một đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra, được dưỡng nuôi và thụ hưởng một nền văn hóa của làng quê, đất nước đó. Bởi thế giữa quê hương và con người có một mối liên hệ bền chặt, không thể tách rời.

Câu nói của Raxun Gamzatov đã khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người. Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. Có thể là để học tập vì quê nhà không có trường, không có ngành nghề mình yêu thích, hoặc chọn nơi có hiệu quả giáo dục cao hơn. Có thể là do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia đình phải sinh cơ lập nghiệp nơi khác. Cũng có thể là do điều kiện công tác hoặc do những lí do cao đẹp hơn: tìm đường cứu nước, khai khẩn đất hoang…

Trong số họ có thể từ lâu đã không trở lại hoặc không còn nhớ gì về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng quê hương sẽ mãi mãi ở bên họ, tồn tại trong họ trong văn hóa ứng xử hay trong nguồn gốc bản thân. Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. Những hình ảnh thân quen, những kỉ niệm thân thiết, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành kỉ niệm hay hồi ức sống mãi trong lòng chúng ta.

Tình yêu quê hương hiện diện trong tình cảm mỗi người. Đây là tình cảm thiêng liêng cũng như mọi thứ tình yêu khác, không thể lí giải nổi nhưng ăn sâu trong tâm khảm mỗi người. Tình yêu quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thuộc khác.

Quê hương là những giá trị văn hóa, là bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán được hiện diện trong lối sống hằng ngày. Đó là sở thích, lối ăn mặc, những thói quen, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ, giọng điệu, trong câu hát, lời ru…

Không ai có thể từ bỏ hoàn toàn quê hương. Bởi những giá trị vô hình của quê hương đã ẩn sâu trong tâm hồn họ không thể nào họ có thể phủ nhận được. Cho đến khi họ không còn được nhìn thấy mặt trời thì những giá trị ấy lại tiếp tục nảy nở, tồn sinh trong các thế hệ sau.

“Cáo chết còn quay đầu về núi”, con người có quê hương, là nơi để trở về sau những bôn ba trên cuộc đời. Trở về nguồn cội vốn là một truyền thống văn hóa đã trở thành triết lí sống của dân tộc ta từ bao đời nay.

 

Con người không nghĩ gì về quê hương thì tâm hồn sẽ khô cạn, cuộc sống sẽ tẻ nhạt, luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng, không thể tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời. Bất hạnh lớn nhất của đời người là không biết mình đã đến từ đâu và khi rời khỏi cõi đời này linh hồn sẽ về đâu trong bao la vũ trụ.

Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người đã phủ nhận quê hương, phủ nhận nguồn cội, coi thường hoặc sỉ nhục các giá trị tốt đẹp của quê hương mà bản thân họ cũng có một phần ở trong đó. Họ chấp nhận sống lai căng, mất gốc, vui vẻ với một thứ văn hóa pha tạp, khiến họ trở nên lố lăng, kịch cỡm. Đó là sự khiếm khuyết về nhân cách. Những người như thế thật đáng chê trách.

Ý kiến của Raxun Gamzatov là một sự đúc kết sâu sắc mỗi quan hệ giữa con người và quê hương; là lời nhắc nhở, là bài học quý giá cho mỗi người trong thời buổi toàn cầu hóa, khi mà con người phải thường xuyên rời xa quê hương mình.

 

Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải luôn xây dựng một tình cảm gắn bó cụ thể và tha thiết đối với quê hương. Tình cảm ấy phải trong sáng, vững mạnh và tiến bộ. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Biết tiếp thu cái đẹp, cái hữu ích, cái phù hợp của quê hương, đất nước trong thời đại mới chứ không nên bảo thủ một cách mù quáng. Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

Từ lâu, tình yêu quê hương đất nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Trong mấy nghìn năm qua, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc lại kết tinh thành sức mạnh vô biên quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, làm nên biết bao trang sử vẻ vang. Người Việt Nam dù đi đâu về đâu đều hướng về nguồn cội. Câu nói của Raxun Gamzatov càng khẳng định sâu sắc sự đúng đắn của tinh thần thiêng liêng ấy.

Bài mẫu 2:  Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người"

Suy nghĩ về quê hương

Dàn ý 

1. Mở bài:

  • Ai cũng mang trong mình một dòng máu của quê hương, ai cũng mang trong mình một nỗi nhớ quê da diết
  • Khi nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

2. Thân bài:

Giải thích ý kiến

  • “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.
  • “Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.

=> Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Chứng minh

Học sinh có thể chứng minh trong những bài đã học, đã đọc. Cụ thể có thể chọn những tác phẩm như: Làng – Kim Lân, Nói với con – Y Phương, Cố hương – Lỗ Tấn, Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương:

  •  Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biến đổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làng được cải chính. Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân – ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ông hạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cái làng của ông.
  •  “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; để tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.
  • Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theo hướng ngày một xấu đi. Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.
  • Hạ Tri Chương: con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế) – quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.

Bài học, mở rộng và phê phán: 

  • Chúng ta, những người con của đất mẹ thân yêu, luôn phải khắc ghi trong tim mình hai chữ:" Quê Hương" để không quên cội nguồn, nơi sinh ra của mình. Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
  • Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

3. Kết bài: Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Bài viết

Ai cũng mang trong mình một dòng máu của quê hương, ai cũng mang trong mình một nỗi nhớ quê da diết, và bản thân mỗi người mỗi lúc xa quê đều trăn trở về chốn ấy, được hòa mình vào dòng nước mát của dòng sông để đắm mình trong nỗi xúc cảm dâng trào. Khi nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Quê hương là đất mẹ cũng rất đỗi thân thương, cũng hiền lành ấm áp như vòng tay mẹ luôn bao dung chở che cho ta. Cho tới những ngày cuối cùng được đứng hít hà không khí trên đất quê hương, rồi tới lúc trút hơi thở cuối cùng chìm sâu vào giấc ngủ ngàn thu con người ta cũng muốn mỉm cười để rồi lòng đất mẹ quê hương lại vỗ về và che chở cho giấc ngủ đó. " Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương” chính là con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác. Và  “Không thể tách quê hương ra khỏi con người” có nghĩa quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê. Từ câu nói trên đưa ra ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. 

Cuộc sống này con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do, hoàn cảnh riêng nên không được ở nơi chôn rau cắt rốn. Ví như ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân. Tuy lão phải rời bỏ quê hương để đi chạy giặc, nhưng lúc nào trong lão cũng tâm tâm niệm niệm nhớ về quê hương, luôn nghe ngóng thông tin về ngôi làng của mình, tức giận và tủi hổ khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, vui vẻ sung sướng như đứa trẻ khi làng mình luôn kiên cường chiến đấu. Hay như trong tác phẩm Hồi hương ngẫu thư,  Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già. Khi đi xa đến mấy, trở về nơi chôn rau cắt thịt của mình con người ấy khi trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế) – quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong trái tim hướng đến quê hương của mình.

Yêu quê hương, yêu đất nước, ấy là yêu như thế nào? Người cha trong tác phẩm Nói với con đã dặn dò con cần tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; để tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này. Chúng ta, những người con của đất mẹ thân yêu, luôn phải khắc ghi trong tim mình hai chữ:" Quê Hương" để không quên cội nguồn, nơi sinh ra của mình. Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Bài mẫu 3:  Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người"

Suy nghĩ về quê hương

Dàn ý 

1. Mở bài:

  • Ai ai trong đời sống này cũng đều có một quê hương. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên, hay là nơi mà ta đã được gắn bó sâu nặng, nơi đó gắn với những kỷ niệm của tuổi thơ như rất đỗi chân thành và mộc mạc biết bao nhiêu.
  • Vì thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

2. Thân bài:

Giải thích ý kiến

  • Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó có thể cũng chính là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
  • Quê hương được biết đến chính là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, đó cũng chính là những bước đi chập chững, nó dường như cũng đã gắn với ký ức tuổi thơ không thể nào quên. 
  • “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.
  • “Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.

=> Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Bình luận:

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi.

  • Những biểu hiện của tình yêu quê hương ta có thể nói được là thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao.

Chính tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, nó như là tình yêu với làng xóm hay đó cũng chính là tình yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, đôi khi đó cũng chính là tình yêu với gió dù thời tiết khắc nghiệt.

Đó cũng chính là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm đang lo toan cuộc sống mưu sinh.

Bài học, mở rộng, phê phán:

  • Có nhiều người thành đạt, và trong họ cũng xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, hay là những công việc làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo.
  • Chúng ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương chính là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây.
  • Tuy nhiên, nếu như hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ dường như cũng đã đi xa lập nghiệp và chính họ dường như cũng đã quên mất tiếng quê

3. Kết bài: Thật vậy! Dường như mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về tìm về nơi yên bình cho chính chúng ta. Còn các bạn trẻ thì hãy học tập tốt, nghe lời cha mẹ giúp đỡ những người xung quanh cũng là một điều thể hiện lòng yêu nước.

Bài viết

Ai ai trong đời sống này cũng đều có một quê hương. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên, hay là nơi mà ta đã được gắn bó sâu nặng, nơi đó gắn với những kỷ niệm của tuổi thơ như rất đỗi chân thành và mộc mạc biết bao nhiêu. Và cho dù đi đến một nơi phồn hoa đẹp đẽ hơn thì ta cũng không nguôi nhớ về quê hương xưa cũ của ta. Vì thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Chắc hẳn ai ai cũng đã tự hỏi rằng tình yêu quê hương là gì? Và ta có thể thấy được tình yêu quê hương đó chính là tình gắn gắn bó, nhưng đồng thời cũng là rất yêu mến, vun đắp, và đó cũng chính là sự dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh. Có thể đó là sự đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó có thể cũng chính là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương được biết đến chính là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, đó cũng chính là những bước đi chập chững, nó dường như cũng đã gắn với ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó bởi thứ tình cảm như rất đỗi sâu đậm.

Chính vì thế ý nghĩa của " Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương” chính là con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác. Và  “Không thể tách quê hương ra khỏi con người” có nghĩa quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê. Từ câu nói trên đưa ra ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Ta dường như cũng sẽ thấy được mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, và hộ như cũng đã vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Những biểu hiện của tình yêu quê hương ta có thể nói được là thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó không thể nào khác được đó chính là những tình cảm xuất phát từ tim.

Ta cũng như đã thấy được chính tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, nó như là tình yêu với làng xóm hay đó cũng chính là tình yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, đôi khi đó cũng chính là tình yêu với gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết, ta có thể nhận thấy được đó cũng chính là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm đang lo toan cuộc sống mưu sinh.

Quê hương dường như cũng đã gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về quê hương của mình. Có thể thấy được rằng khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay dường như cũng đã được đẩy mạnh. Thực tế cũng đã cho thấy được chính tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, và trong họ cũng xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, hay là những công việc làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Tất cả điều đó dường như đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Chúng ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương. Và đó cũng còn chính là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy được biết là một trách nhiệm không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, nếu như hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ dường như cũng đã đi xa lập nghiệp và chính họ dường như cũng đã quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ được xem là “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Quả thực rằng chính những điều này thật đáng buồn. Đúng như người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Có lẽ vậy mà chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Thật vậy! Dường như mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về tìm về nơi yên bình cho chính chúng ta. Ở mỗi một lứa tuổi thì tình yêu quê hương như cũng được thể hiện khác. Còn các bạn trẻ thì hãy học tập tốt, nghe lời cha mẹ giúp đỡ những người xung quanh cũng là một điều thể hiện lòng yêu nước.

Suy nghĩ về quê hương
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ của em về câu nói:" Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người" . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 8. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận