Danh mục bài soạn

Nhã nhạc cung đình Huế - đỉnh cao nền nhạc cổ đất Việt

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 8

Huế từ lâu đã trở thành một điểm đến lí tưởng cho bạn bè mọi miền đất nước. Không chỉ có chút trầm lắng, êm đềm của sông Hương núi Ngự mà ở Huế còn pha vào chút hoài cổ với hàng trăm hàng ngàn di tích lịch sử cổ và loại hình nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế.

Nhã nhạc hay còn gọi là âm nhạc cung đình, là loại hình âm nhạc chính thống được coi là quốc nhạc, sử dụng trong các buổi tế, lễ của triều đình. Các triều đại Việt Nam rất coi trọng, phát triển nhã nhạc và đưa loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền, cho sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.

Mặc dầu, nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thức 13, nhưng nó chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Các vị vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình, bằng cách đó đã chính thức hóa nó như là biểu tượng về quyền uy và sự trường thọ của triều đại mình. Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ. Mỗi năm, nó được trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau. Phong phú về nội dung tinh thần, Nhã Nhạc đã được xem như là một phương tiện liên lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương.

Cũng chính vì điều đó mà nhạc trong nhã nhạc được chắt lọc kĩ càng. Đó là những làn điệu mạnh mẽ, vui tươi của phương Bắc và những làn điệu nhẹ nhàng, sâu lắng của phương Nam. Vì vậy, khi tấu lên, phải theo phương thức hòa hợp các sắc âm của các nhạc khí, không được cho nhạc khí nào che lấp, lấn át tiếng của nhạc khí khác để người nghe có thể thưởng thức mọi thanh âm một cách trọn vẹn nhất từ trang nhã khoan thai đến dồn dập, mạnh mẽ.

Từ năm 1975 trở về sau, nhã nhạc cung đình Huế được chia làm hai giàn gồm giàn đại nhạc và giàn tiểu nhạc. Giàn đại nhạc gồm có các nhạc khí như trống, trống đại, trống chiến, trồng bồng, kèn, mỏ sừng trâu…và một số nhạc cụ gõ khác. Còn giàn tiểu nhạc lại có các nhạc khí như đàn tam, tị, nhị, nguyệt, sáo và bộ gõ kèm theo để phụ họa cho giàn tiểu nhạc.

Theo lịch sử ghi nhận, thời kỳ vàng son của âm nhạc Cung đình Việt Nam là dưới Triều Nguyễn trước khi Kinh đô Phú Xuân (Huế) thất thủ vào năm 1885. Hai tài liệu chủ yếu là “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (đầu thế kỉ XIX) và “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” của Quốc sử quán (giữa thế kỉ XIX) cho biết: Từ sau khi Gia Long lên ngôi đến khi Tự Đức mất (1883), âm nhạc Cung đình Phú Xuân bây giờ quen gọi là Nhã nhạc Cung đình đã được phục hồi, chấn chỉnh và phát triển mạnh. Các loại giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc, Cung trung chi nhạc đã ảnh hưởng qua lại nhiều với nhạc cổ điển thính phòng (ca Huế, đờn Huế) và nhạc tuồng cổ điển, Cung đình (thanh nhạc và nhạc múa của hát bội Huế). Đáng chú ý là nhiều nhà hát, rạp hát lớn nhỏ của Vua, đại thần và dân thường được xây dựng làm nơi biểu diễn nhạc Cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian

Nói đến nhã nhạc cung đình Huế, không thể không nhắc đến nhà hát Duyệt Thị Đường, đây là một trong bốn nhà hát được xây dựng thời vua Nguyễn, là nơi biểu diễn nhã nhạc cho vua chúa cũng như chư hầu của các nước. Tính tới thời điểm bây giờ, đây chính là nhà hát cổ nhất Việt Nam. Nhà hát Duyệt Thị Đường có màu sắc chủ đạo là màu đỏ, vàng với các biểu tượng rồng tinh xảo và uy nghiêm, biểu hiện cho sự hoàng kim của vương triều Nguyễn.

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật mang đậm nét vẻ đẹp cổ truyền, hội tụ đầy đủ tinh hoa của văn hoá dân tộc. Và nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của nhân loại, văn hoá dân tộc mà ít có quốc gia nào trên thế giới còn gìn giữ được đến ngày nay. Sau khi được thế giới tôn vinh, chúng ta có thể thấy rằng nhã nhạc cung đình Huế mang giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn ở thời đại hiện nay. Nó được biểu diễn dưới rất nhiều hình thức như : Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, trong các nghi thức ngoại giao, âm nhạc thính phòng,  biểu diễn phục vụ khách du lịch và phục vụ nhân dân trong các ngày lễ tết trọng đại của dân tộc.

Không cần phải so sánh nhã nhạc cung đình Huế với bất kì một loại hình âm nhạc nào trên thế giới, mà chúng ta đã cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện bởi bản thân của nhã nhạc cung đình Huế đã là một di sản vô giá của nhân loại.

Có thể nói, sự lưu giữ và phát triển nhã nhạc cung đình Huế sẽ tạo thêm những điều kiện mới cho sự phát triển của trung tâm văn hóa du lịch này. Bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc cung đình luôn gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô, bởi lẽ hai loại hình văn hóa này luôn đan xen, hòa quyện để làm nên vẻ đẹp viên mãn của di sản văn hóa Huế.

Từ khóa tìm kiếm google:

nhã nhạc cung đình huế, nhã nhạc, nhạc cung đình huế, giới thiệu nhã nhạc cung đình, nét đẹp nhã nhạc cung đình huế.
Huế
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Nhã nhạc cung đình Huế - đỉnh cao nền nhạc cổ đất Việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 8. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận