Danh mục bài soạn

Viết văn nghị luận về chủ đề: Hãy nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 8

Đề bài: Viết văn nghị luận về chủ đề: Hãy nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường

Cuộc sống phát triển, đời sống vật chất tinh thần nâng cao khiến cuộc sống được cải thiện hơn. Song cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội nguy hại. Những tệ nạn ấy thậm chí còn đi vào cả nơi đào tạo những thế hệ tương lai là học đường. Tệ nạn bức thiết hiện nay ở đó là hút thuốc lá. Hãy nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường.

Học đường là môi trường rèn luyện đạo đức, tiếp thư tri thức của thế hệ trẻ. Ở đây, các em phải trải qua cả quá trình lâu dài để tu dưỡng, nâng cao năng lực bản thân. Còn thuốc lá là một trong những tệ nạn kéo dài trong nhiều thế kỉ mà con người phải đối mặt. Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá của cây thuốc lá. Ngày nay, thuốc lá đã xâm nhập vào cả học đường, nagy từ cấp 2 và trở thành mối nguy hại cho tương lai thanh thiếu niên. Một khẩu hiệu cần được nêu cao trong các trường học là hãy nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường.

Tại sao lại nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường? Tác hại mà nó gây ra cho con người ở mức báo động. Chất độc trong khói thuốc được xếp vào các chất gây ung thư số 1 thế giới. Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường vì cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 được xếp vào loại gây ung thư. Gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô... Trung bình một điếu thuốc chứa một lượng khoảng 1 mg nicotin một chất độc kích thích thần kinh.

Thuốc lá ảnh hưởng đầu tiên đến người hút. Nó tác động rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim. Khoa học và thực tế chứng minh nếu hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.  Thuốc lá trực tiếp gây ra các bệnh ung thư: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận...90% số người ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% là gián tiếp. Người hút thuốc bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần.. Hút thuốc tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não… Không chỉ có vậy, hút thuốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây nhiễm trùng đường hô hấp. Người hút thuốc lá bị suy giảm khả năng sinh sản, dễ bị vô sinh. Phụ nữ hút thuốc dễ bị sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Thuốc lá còn tác động đến những người xung quanh khi hít phải khói thuốc. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng cao hơn. Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Khói thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.  Thống kê của WHO, hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác

Thuốc lá tàn phá sức khỏe con người đồng thời cũng làm suy giảm kinh tế thế giới. Hàng năm số lượng thuốc lá được tiêu thụ đã lên đến mức báo động. Tiền đổ vào cho thuốc lá đã khiến cho con người phải bàng hoàng. Trong khi bao khó khăn còn chưa được giải quyết.

Những tác hại như thế vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh khi nó ngày càng tăng lên. Theo điều tra của WHO về hút thuốc ở lứa tuổi học đường thì nam học sinh là 6,5%, nữ học sinh là 1,2%. Từ đó suy ra cứ 100 học sinh, trung bình có từ 7 đến 8 em hút thuốc. Trong môi trường học tập chung, con số đó đã đủ để tác động đến những người còn lại. Thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong, những chủ nhân tương lai. Khi sa ngã vào thuốc lá, sức khỏe bị ảnh hưởng, tinh thần học tập cũng sa sút. Đặc biệt, thuốc lá còn là con đường dẫn các em đến những tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp...Tương lai bởi vậy cũng mù mịt tăm tối. Chính vì vậy các nhà trường cần chú trọng giáo dục học sinh, ngăn chặn sớm và bài trừ tệ nạn hút thuốc lá.

Làm thế nào để nêu cao khẩu hiệu nói “không” với thuốc lá học đường? Điều nay cần sự chung tay của cá xã hội. Gia đình cần phối hợp với nhà trường giáo dục cho con em mình tác hại của thuốc lá. Trong gia đình, người lớn nên làm gương không tiếp xúc với thuốc lá. Tại trương học cần có những tiết học giáo dục kĩ năng sống về thuốc lá. Có biện pháp ngăn cấm và cải tạo thay đổi những học sinh đã lỡ sa vào khói thuốc. Xã hội cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc để bài trừ tệ nạn này. Đặc biệt bản thân  mỗi học sinh cần xác đinh mục tiêu và lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh văn minh. Các em cần có ý thức bảo vệ môi trường phát triển của chính mình và bạn bè xung quanh.

Công tác phòng chống bài trừ tệ nạn thuốc lá đòi hỏi quá trình lâu dài, kiên quyết. Hãy nói “không” với thuốc lá học đường để chung tay vì sự nghiệp của đất nước, của nhân loại

Từ khóa tìm kiếm google:

nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường, thuốc lá học đường, văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Viết văn nghị luận về chủ đề: Hãy nói “không” với tệ nạn thuốc lá trong học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 8. Phần trình bày do ctv1 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận