Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG VIII: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 42: QUẦN THỂ SINH VẬT



A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

 

Câu 1: Mật độ quần thể là

  1. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.

  2. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

  3. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

  4. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

 

Câu 2:  Quần thể là

  1. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.

  2. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.

  3. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.

  4. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

 

Câu 3: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  1. môi trường sống

  2. ngoại cảnh

  3. nơi sinh sống của quần thể

  4. ổ sinh thái

 

Câu 4: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.    

  2. Đàn cá sống ở sông

  3. Đàn chim sống trong rừng.        

  4. Đàn chó nuôi trong nhà.

 

Câu 5: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  1. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.

  2. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

  3. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

  4. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

 

Câu 6: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  1. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

  2. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

  3. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

  4. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

 

Câu 7: Xét tập hợp sinh vật sau

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    

(2) Cá trắm cỏ trong ao.    

(3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.    

(5) Chuột trong vườn.    

(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có

  1. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

  2. (2), (3), (4), (5) và (6)

  3. (2), (3) và (6)

  4. (2), (3), (4) và (6)

 

Câu 8: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.

  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.

  3. Các con sói trong một khu rừng.

  4. Các con ong mật trong tổ.

 

 

Câu 9: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Tiềm năng sinh sản của loài.

  2. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.

  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.

  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

 

Câu 10: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  1. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

  2. Nguồn thức ăn của quần thể.

  3. Khu vực sinh sống.

  4. Cường độ chiếu sáng.

 

Câu 11: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  1. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.

  2. trẻ, trưởng thành và già.

  3. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.

  4. trước giao phối và sau giao phối.

 

Câu 12: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản.

  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.

  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.

  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

 

Câu 13: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.

  2. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

  3. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.

  4. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

 

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng.

  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.

  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.

  4. Tỉ lệ sinh cao.

 

Câu 15: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  1. một khu vực nhất định.

  2. một khoảng không gian rộng lớn.

  3. một đơn vị diện tích.

  4. một đơn vị diện tích hay thể tích.

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

 

Câu 1: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Tiềm năng sinh sản của loài       

  2. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn

  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    

  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

 

Câu 2: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể

  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể

  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể

  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

 

Câu 3: Quần thể không có đặc điểm là

  1. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.

  2. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.

  3. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.

  4. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

 

Câu 4: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  1. mật độ.              

  2. tỉ lệ giới tính.                

  3. cấu trúc tuổi.               

  4. độ đa dạng loài.

 

Câu 5: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là

  1. di cư, nhập cư.         

  2. dịch bệnh.             

  3. điều kiện thời tiết bất thường.        

  4. tỉ lệ sinh - tử.

 

Câu 6: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất?

  1. tỉ lệ đực - cái.          

  2. thành phần cấu trúc tuổi.       

  3. mật độ.                

  4. tỉ lệ sinh sản - tử vong.

 

Câu 7: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi nào?

  1. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.

  2. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.

  3. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.

  4. Dịch bệnh lan tràn.

 

Câu 8: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  1. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành

  2. Trẻ, trưởng thành và già

  3. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản

  4. Trước giao phối và sau giao phối

 

Câu 9: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự 
phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản

  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản

  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản

  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

 

Câu 10: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể

  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể

  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể

  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

 

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng

  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định

  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh

  4. Tỉ lệ sinh cao

 

Câu 12: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  1. Một khu vực nhất định

  2. Một khoảng không gian rộng lớn

  3. Một đơn vị diện tích

  4. Một đơn vị diện tích hay thể tích

 

Câu 13: Đặc trưng cơ bản của quần thể là

  1. tỉ lệ giới tính.

  2. thành phần nhóm tuổi.

  3. mật đô quần thể.

  4. tất cả các đáp án trên.

 

Câu 14: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa

  1. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

  2. quyết định mức sinh sản của quần thể.

  3. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

  4. làm cho kích thước quần thể giảm sút.

 

Câu 15: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

  1. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.

  2. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

  3. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.

  4. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.

 

3. VẬN DỤNG (10 câu) 

 

Câu 1: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Dạng ổn định       

  2. Dạng phát triển

  3. Dạng giảm sút      

  4. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

 

Câu 2: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Dạng phát triển.                         

  2. Dạng ổn định.

  3. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      

  4. Dạng giảm sút.

 

Câu 3: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là

  1. sinh sản với tốc độ nhanh.          

  2. hồi phục.          

  3. diệt vong.             

  4. ổn định.

 

Câu 4: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do

  1. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.       

  2. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.

  3. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         

  4. dịch bệnh phát sinh.

 

Câu 5: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

  1. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         

  2. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

  3. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.             

  4. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

 

Câu 6: Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa là

  1. hiểu được sự phát triển hay diệt vong của quần thể.

  2. bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hoang dã.

  3. chủ động cung cấp nguồn sống cho quần thể.

  4. điều chỉnh số lượng đực cái, phù hợp đảm bảo sự phát triển của quần thể.

 

Câu 7: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

  1. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

  2. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

  3. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới

  4. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

 

Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.

(2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.

  1. 1        

  2. 2

  3. 3        

  4. 4

 

Câu 9: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

  1. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

  2. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở

  3. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.

  4. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.

 

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

  1. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

  2. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

  3. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

  4. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến

  1. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

  2. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

  3. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

  4. cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

  1. hỗ trợ cùng loài

  2. cạnh tranh cùng loài

  3. hỗ trợ khác loài

  4. ức chế - cảm nhiễm

 

Câu 3: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

  1. cạnh tranh cùng loài

  2. cạnh tranh khác loài

  3. thiếu chất dinh dưỡng

  4. sâu bệnh phá hoại

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. D

2. D

3. C

4. A

5. C

6. B

7. C

8. B

9. A

10. A

11. C

12. A

13. B

14. B

15. D

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. A

2. B

3. D

4. D

5. D

6. C

7. B

8. C

9. A

10. B

11. B

12. D

13. D

14. B

15. A

 

3. VẬN DỤNG

 

1. A

2. D

3. C

4. B

5. B

6. B

7. A

8. C

9. D

10. C

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. D

2. A

3. A



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật trắc nghiệm sinh học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm sinh học 8 KNTT
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận