Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ CON NGƯỜI

BÀI 35: HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI



A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

 

Câu 1: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm có

  1. Nang cầu thận, ống thận.

  2. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận,

  3. Cầu thận, nang cầu thận.

  4. ống thận, cầu thận.

 

Câu 2: Cơ quan bài tiết là?

  1. Da bài tiết mồ hôi.

  2. Thận bài tiết nước tiểu,

  3. Phổi thải khí carbonic.

  4. Cả A, B và C

 

Câu 3: Cấu tạo của thận gồm

  1. Phần vỏ, phần tủy, bể thận

  2. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng cùng ống góp, bể thận,

  3. Phần vỏ, phần tủy, ống dẫn nước tiểu.

  4. Phần vỏ, phần tủy, bọng đái.

 

Câu 4: Chức năng của cầu thận là

  1. lọc máu và hình thành nước tiểu đầu.

  2. lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức,

  3. hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.

  4. lọc máu, hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.

 

Câu 5: Số lượng đơn vị chức năng của mỗi quả thận là

  1. 100.000

  2. 1.000.000

  3. 1.000

  4. 10.000

 

Câu 6: Đường dẫn nước tiểu của hệ bài tiết nước tiểu gồm có

  1. Bóng đái, bể thận, ống đái

  2. Thận, bể thận, bóng đái

  3. Bóng đái, thận, ống dẫn nước tiểu

  4. Ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

 

Câu 7: Vai trò chính của quá trình bài tiết?

  1. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định

  2. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa

  3. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới

  4. Giúp giảm cân.

 

Câu 8: Sản phẩm bài tiết của thận là gì?

  1. Nước mắt      

  2. Nước tiểu

  3. Phân      

  4. Mồ hôi

 

Câu 9: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?

  1. Ống dẫn nước tiểu

  2. Ống thận

  3. Ống đái

  4. Ống góp

 

Câu 10: Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?

  1. Bàng quang

  2. Thận

  3. Ống dẫn nước tiểu

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 11: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?

  1. Nang cầu thận

  2. Bể thận

  3. Ống thận

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 12: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào?

  1. Quá trình lọc máu ở cầu thận

  2. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận

  3. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

  4. Phối hợp tất cả các quá trình trên

 

Câu 13: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu?

  1. Cơ vòng ống đái

  2. Cơ lưng xô

  3. Cơ bóng đái

  4. Cơ bụng

 

Câu 14: Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là?

  1. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

  2. Nước tiểu chính thức -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

  3. Nước tiểu chính thức -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

  4. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

 

Câu 15: Nước tiểu đầu được hình thành do quá trình lọc máu xảy ra ở

  1. Cầu thận.

  2. Nang cầu thận,

  3. ống thận.

  4. Bể thận.

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

 

Câu 1: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

  1. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.

  2. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.

  3. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.

  4. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

 

Câu 2: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức?

  1. Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn

  2. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

  3. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

  4. quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo thành nước tiểu chính thức

 

Câu 3: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?

  1. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc

  2. Gần như không chứa chất dinh dưỡng

  3. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc

  4. Có chứa các tế bào máu và protein

 

Câu 4: Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính ở chỗ

  1. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn

  2. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn

  3. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có protein

  4. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu

 

Câu 5: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu?

  1. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết

  2. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu

  3. Không chứa các tế bào máu và proein có kích thước lớn

  4. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

 

Câu 6:  Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây?

  1. Hồng cầu

  2. Nước

  3. Ion khoáng

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 7: Các sản phẩm thải được lấy từ?

  1. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào

  2. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

  3. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 8: Ý nghĩa của sự bài tiết là

  1. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể

  2. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong

  3. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường

  4. Cả ba ý trên đều đúng

 

Câu 9: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?

  1. Ruột già      

  2. Phổi

  3. Thận      

  4. Da

 

Câu 10: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

  1. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào

  2. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa

  3. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể

  4. Tạo ra CO2cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu

 

Câu 11: Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ?

  1. Ống thận

  2. Ống góp

  3. Nang cầu thận

  4. Cầu thận

 

Câu 12: Quá trình lọc máu có đặc điểm?

  1. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.

  2. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu chính thức,

  3. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu.

  4. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu chính thức.

 

Câu 13: Quá trình lọc máu có đặc điểm?

  1. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.

  2. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu chính thức,

  3. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu.

  4. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu chính thức.

 

Câu 14: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm

  1. diễn ra liên tục.

  2. diễn ra gián đoạn.

  3. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.

  4. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

 

Câu 15: Ý nghĩa của sự bài tiết là gì?

  1. Làm cho các chất căn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể

  2. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong

  3. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thê’ diễn ra bình thường

  4. Cả A, B và C

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Cầu thận được tạo thành bởi

  1. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.

  2. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.

  3. một búi mao mạch dày đặc.

  4. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.

 

Câu 2: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  1. Những người hiến thận

  2. Những người bị tại nạn giao thông

  3. Những người hút nhiều thuốc lá

  4. Những người bị suy thận

 

Câu 3: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí carbonic).

  1. 80%      

  2. 70%

  3. 90%      

  4. 60%

 

Câu 4: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

  1. Khi vừa mới bị bệnh

  2. 5 tháng sau khi mắc bệnh

  3. 2 năm sau khi mắc bênh

  4. Suy thận giai đoạn cuối

 

Câu 5: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện?

  1. 50 ml      

  2. 1000 ml

  3. 200 ml      

  4. 600 ml

 

Câu 6: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì

  1. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.

  2. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái.

  3. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

  4. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

 

Câu 7: Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại?

  1. Nước

  2. Creatin

  3. Uric acid

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 8: Chất được hấp thụ lại ở đoạn đầu ống thận trong quá trình tạo nước tiểu là

  1. Các chất dinh dưỡng

  2. Các ion cần thiết như Na+, Cl-..

  3. Nước

  4. Cả a, b, c đều đúng

 

Câu 9: Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là?

  1. Các chất độc trong thức ăn

  2. Khẩu phần ăn không hợp lí.

  3. Các vi trùng gây bệnh.

  4. Cả A, B và C

 

Câu 10: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

  1. Ăn uống không lành mạnh

  2. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh

  3. Lười vận động

  4. Tất cả các đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

  1. Người đó bị suy thận

  2. Lượng nước uống vào quá nhiều

  3. Thận làm việc tốt

  4. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức

 

Câu 2: Hoạt động lọc máu kém hiệu quả hay bị ngưng trệ do

  1. Cầu thận phải làm việc quá tải, suy thoái dần.

  2. Cầu thận bị suy giảm, làm việc quá tải hoặc bị nhiễm độc.

  3. Một số cầu thận bị hư hại do tác động gián tiếp của vi khuẩn.

  4. ảnh hướng của mổt số chất độc lên cầu thận.

 

Câu 3: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận?

  1. Uric acid

  2. Oxalat

  3. Xistein

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 4: Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra bệnh gì?

  1. Viêm thận

  2. Sỏi thận

  3. Nhiễm trùng thận

  4. Cả A và B

 

Câu 5: Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP?

  1. Bài tiết tiếp

  2. Hấp thụ lại

  3. Lọc máu

  4. Tất cả các phương án trên

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. B

2. D

3. B

4. A

5. B

6. D

7. A

8. B

9. A

10. A

11. B

12. A

13. B

14. D

15. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. B

2. D

3. C

4. A

5. C

6. A

7. D

8. D

9. A

10. C

11. B

12. A

13. A

14. A

15. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. C

2. D

3. C

4. D

5. C

6. D

7. D

8. D

9. D

10. D

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. D

2. B

3. D

4. B

5. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người trắc nghiệm sinh học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm sinh học 8 KNTT
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận