Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ CON NGƯỜI

BÀI 36: ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI



A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Môi trường trong của cơ thể gồm

  1. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.

  2. Máu, nước mô, bạch huyết

  3. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể

  4. Máu, nước mô, bạch cầu

 

Câu 2: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây? 

  1. Huyết tương

  2. Hồng cầu

  3. Bạch cầu

  4. Tiểu cầu

 

Câu 3: Trong cơ thể, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào? 

  1. Nước mô

  2. Máu

  3. Dịch bạch huyết

  4. Dịch nhân

 

Câu 4: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?

  1. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.

  2. Giúp tế bào có hình dạng ổn định

  3. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại

  4. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

 

Câu 5: Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây?

  1. Hệ hô hấp

  2. Hệ tiêu hoá

  3. Hệ bài tiết             

  4. Tất cả các phương án còn lại

 

Câu 6: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

  1. Hệ tiêu hoá

  2. Hệ hô hấp

  3. Hệ bài tiết

  4. Hệ tuần hoàn

 

Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về trao đổi chất ở cấp độ cơ thể

  1. Là quá trình cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài thức ăn, nước, ôxi và thải ra môi trường ngoài các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic

  2. Do sự hoạt động của các hệ cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.

  3. Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản, có thể được hấp thụ vào máu.

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 8: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí carbonic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến

  1. cơ quan sinh dục.

  2. cơ quan hô hấp

  3. cơ quan tiêu hoá.

  4. cơ quan bài tiết.

 

Câu 9: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

  1. Khí oxygen và chất thải

  2. Khí carbonic và chất thải

  3. Khí oxy và chất dinh dưỡng

  4. Khí carbonic và chất dinh dưỡng

 

Câu 10: Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là

  1. nước mô.

  2. dịch bạch huyết.

  3. máu.

  4. nước bọt.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  1. Giới tính

  2. Độ tuổi

  3. Hình thức lao động

  4. Trạng thái sinh lí của cơ thể

  5. 1, 2, 3, 4

  6. 1, 2, 3

  7. 1, 2, 4

  8. 2, 3, 4

 

Câu 2: Loại thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?

  1. Dứa gai

  2. Trứng gà

  3. Bánh đa

  4. Cải ngọt

 

Câu 3: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

  1. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn

  2. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn

  3. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn

  4. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể

 

Câu 4: Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường

  1. CO2

  2. Phân

  3. Nước tiểu, mồ hôi

  4. Oxy

 

Câu 5: Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua hệ cơ quan

  1. Hệ tiêu hóa

  2. Hệ tuần hoàn

  3. Hệ hô hấp và da

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cân bằng môi trường trong cơ thể?

  1. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

  2. Đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường

  3. Gây ra sự rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan, cơ thể

  4. Ngăn sự biến đổi trong hoạt động của tế bào, cơ quan, cơ thể

 

Câu 7: Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu?

  1. Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao động, môi trường, khí hậu.

  2. Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng để phát triển tốt thể lực và trí lực, có sức khỏe để lao động

  3. Thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được là nguồn lây bệnh

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 8: Những nguyên tắc khi lập khẩu phần ăn?

  1. Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

  2. Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

  3. Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 9: Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì?

  1. Thức ăn, nước, muối khoáng

  2. Oxy, thức ăn, muối khoáng

  3. Vitamin, muối khoáng, nước

  4. Nước, thức ăn, oxy, muối khoáng

Câu 10: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  1. Nước tiểu

  2. Mồ hôi

  3. Khí oxy

  4. Khí carbonic

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Tại sao trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ vẫn phát triển được?

  1. Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

  2. Sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn

  3. Sữa mẹ có đầy đủ năng lượng cung cấp cho trẻ

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

  1. Đồ ăn nhanh

  2. Nước uống có ga

  3. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột

  4. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh

 

Câu 3: Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?

  1. Phiên dịch viên

  2. Nhân viên văn phòng

  3. Vận động viên đấm bốc

  4. Lễ tân

 

Câu 4: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

  1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

  2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.

  3. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

  4. 1, 2, 3

  5. 1, 2

  6. 1, 3

  7. 2, 3

 

Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng?

  1. Suy dinh dưỡng

  2. Đau dạ dày

  3. Giảm thị lực

  4. Tiêu hóa kém

 

Câu 6: Tại sao nên uống 2 lít nước mỗi ngày?

  1. Nước đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi đến khắp các tế bào để nuôi cơ thể

  2. Thông qua quá trình vận chuyển, nước đem theo các chất độc tố, cặn bã ra ngoài thông qua đường tiêu hóa

  3. Nước điều tiết nhiệt độ cơ thể

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 7: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây? 

  1. Tiêu chảy

  2. Lao động nặng

  3. Sốt cao

  4. Tất cả các ý trên

 

Câu 8: Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài thì cơ thể có thể có đã mắc loại bệnh nào?

  1. Tiểu đường

  2. Viên khớp, gout

  3. Rối loạn chức năng gan

  4. Không xác định được

 

Câu 9: Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài có thể dẫn đến việc mắc loại bệnh nào?

  1. Tiểu đường

  2. Viên khớp, gout, suy thận

  3. Rối loạn chức năng gan, thận

  4. Không xác định được

 

Câu 10: Nếu lượng uric acid trong máu thấp hơn mức bình thường kéo dài có thể dẫn đến việc mắc loại bệnh nào?

  1. Tiểu đường

  2. Viên khớp, gout, suy thận

  3. Rối loạn chức năng gan, thận

  4. Không xác định được

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Một gam lipit khi được oxy hoá hoàn toàn sẽ giải phóng ra bao nhiêu năng lượng?

  1. 4,3 kcal      

  2. 5,1 kcal

  3. 9,3 kcal       

  4. 4,1 kcal

 

Câu 2: Nhu cầu về loại thức ăn nào dưới đây ở trẻ em thường cao hơn người lớn?

  1. Lipit

  2. Gluxit

  3. Protein

  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 3: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

  1. Đào thải muối ra ngoài cơ thể.

  2. Pha loãng muối

  3. Cân bằng lượng muối dư thừa trong cơ thể

  4. Không có ý nghĩa gì

 

Câu 4: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?

  1. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.

  2. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

  3. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

  4. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.

 

Câu 5: Tại sao mùa đông hay đi tiểu nhiều hơn?

  1. Các mạch máu dãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm.

  2. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

  3. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

  4. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. B

2. B

3. A

4. A

5. C

6. D

7. D

8. D

9. C

10. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. A

2. B

3. C

4. D

5. D

6. C

7. D

8. D

9. A

10. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. D

2. D

3. C

4. C

5. A

6. D

7. D

8. A

9. B

10. C

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. C

2. C

3. A

4. A

5. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người, trắc nghiệm sinh học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm sinh học 8 KNTT
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Sinh học 8 KNTT bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận