Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 31: Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 31: Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường của bộ sách khoa học 4 kết nối. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 31. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Một chuỗi thức ăn gồm

  1. Nhiều loài sinh vật có mối liên hệ về thức ăn nối tiếp nhau

  2. Một loài sinh vật duy nhất

  3. Các loài sinh vật bất kì

  4. Các loài động vật khác nhau

 

Câu 2: Các sinh vật trong chuỗi thức ăn

  1. Không sắp xếp theo một thứ tự nào

  2. Sắp xếp theo một chiều nhất định

  3. Sắp xếp theo nhiều chiều khác nhau

  4. Sắp xếp theo một chiều bất kì và có nhiều hướng khác nhau

 

Câu 3: Trong chuỗi thức ăn

  1. Các sinh vật ăn lẫn nhau

  2. Sinh vật đứng trước ăn sinh vật đứng sau

  3. Sinh vật đứng sau mũi tên sử dụng sinh vật đứng trước làm thức ăn

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Một sinh vật

  1. Chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn

  2. Tham gia nhiều nhất là 2 chuỗi thức ăn

  3. Tham gia tối đa 3 chuỗi thức ăn

  4. Tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau

 

Câu 5: Thực vật có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ ______________ dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời

  1. Các-bô-níc

  2. Nước

  3. Chất khoáng

  4. Cả A, B, C

 

Câu 6: Động vật và con người

  1. Không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng

  2. Có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng

  3. Chỉ có thể tự tổng hợp được hầu hết các loại vi-ta-min

  4. Chỉ có thể tự tổng hợp được chất xơ

 

Câu 7: Động vật và con người phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác do

  1. Lượng thức ăn từ thực vật và động vật khác rất phong phú

  2. Động vật và con người không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng

  3. Thức ăn từ thực vật và động vật khác có nhiều chất béo

  4. Thức ăn từ thực vật và động vật khác có nhiều chất đạm

 

Câu 8: Thực vật có vai trò

  1. Giúp nhà cửa chắc chắn hơn

  2. Phòng, chống bão

  3. Cung cấp thức ăn cho con người và động vật

  4. Hạn chế xảy ra tai nạn

 

Câu 9: Các sinh vật trong chuỗi thức ăn

  1. Có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau

  2. Có mối quan hệ cạnh tranh

  3. Không có mối quan hệ với nhau

  4. Sống độc lập, tách biệt với tự nhiên

 

Câu 10: Trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn là

  1. Sự cân bằng về khối lượng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn

  2. Chất lượng thịt của các sinh vật trong chuỗi thức ăn

  3. Sự cân bằng về lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi sinh vật

  4. Số lượng các sinh vật được duy trì tương đối ổn định

 

Câu 11: Để duy trì trạng thái cân bằng trong tự nhiên, chúng ta cần

  1. Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh

  2. Bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống

  3. Tiêu diệt các loài gây hại

  4. Cả A và B

 

Câu 12: Biện pháp không giúp duy trì trạng thái cân bằng trong tự nhiên là

  1. Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh

  2. Bảo vệ các động vật hoang dã 

  3. Tiêu diệt các loài gây hại

  4. Bảo vệ môi trường sống

 

Câu 13: Để duy trì trạng thái cân bằng trong tự nhiên, chúng ta cần

  1. Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh

  2. Không vứt rác, chất thải xuống sông, hồ,…

  3. Sử dụng phân bón được ủ từ gốc rau, củ thừa

  4. Cả A, B, C

 

Câu 14: Biện pháp không giúp duy trì trạng thái cân bằng trong tự nhiên là

  1. Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh

  2. Vứt rác, chất thải xuống sông, hồ,.. 

  3. Không săn bắt chim, thú rừng

  4. Sử dụng phân bón được ủ từ gốc rau, củ thừa

 

Câu 15: Nếu một loài trong chuỗi thức ăn bị tuyệt chủng, điều này sẽ dẫn đến

  1. Mất cân bằng chuỗi thức ăn

  2. Không ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên

  3. Các loài khác phát triển tốt hơn

  4. Chất lượng sống của các loài khác tăng cao hơn

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vì sao chuột có hại với con người nhưng chúng ta không tiêu diệt chúng?

  1. Vì chúng phát triển quá nhanh

  2. Vì chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trọng việc duy trì sự cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên

  3. Vì chúng có sức sống quá mãnh liệt

  4. Cả B và C

 

Câu 2: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Bèo tấm → Ốc → Cá trê

  2. Bèo tấm ↔ Ốc → Cá trê

  3. Bèo tấm → Ốc ≡ Cá trê

  4. Bèo tấm = Ốc → Cá trê

 

Câu 3: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Thực vật phù du ↔ Động vật phù du → Ấu trùng tôm → Cá chép

  2. Thực vật phù du → Động vật phù du → Ấu trùng tôm → Cá chép

  3. Thực vật phù du → Động vật phù du ↔ Ấu trùng tôm → Cá chép

  4. Thực vật phù du → Động vật phù du → Ấu trùng tôm ↔ Cá chép

 

Câu 4: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Cây bắp cải ≠ con sâu → con chim

  2. Cây bắp cải → con sâu ≠ con chim

  3. Cây bắp cải → con sâu → con chim

  4. Cây bắp cải ≠ con sâu ≠ con chim

 

Câu 5: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Lá ngô châu chấu → ếch → rắn

  2. Lá ngô → châu chấu ếch → rắn

  3. Lá ngô → châu chấu → ếch rắn

  4. Lá ngô → châu chấu → ếch → rắn

 

Câu 6: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Cỏ → chuột → mèo

  2. Mèo → chuột → Cỏ

  3. Cỏ → mèo → chuột

  4. Chuột → cỏ → mèo

 

Câu 7: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng?

  1. Tảo → Cá → Tôm → Người

  2. Tảo → Tôm → Cá → Người

  3. Cá → Tôm → Tảo → Người

  4. Người → Cá → Tôm → Tảo

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5

Tại một vùng biển, tảo là thức ăn của tôm, tôm là một trong những thức ăn của cá hồi. Động vật phù du là thức ăn của sứa và tôm, sứa là thức ăn của rùa biển.

Câu 1: Tôm có thể tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 2: Động vật phù du có thể tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn?

  1. 4

  2. 3

  3. 2

  4. 1

 

Câu 3: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng

  1. Tảo → Tôm → Cá hồi

  2. Tảo → Cá hồi → Tôm

  3. Cá hồi→ Tôm → Tảo

  4. Tôm → Tảo → Cá hồi

 

Câu 4: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng

  1. Động vật phù du → Rùa biển → Sứa

  2. Động vật phù du → Sứa → Rùa biển

  3. Sứa → Rùa biển → Động vật phù du

  4. Rùa biển → Sứa → Động vật phù du

 

Câu 5: Chuỗi thức ăn nào sau đây viết đúng

  1. Động vật phù du → Cá hồi → Tôm

  2. Cá hồi → Tôm → Động vật phù du

  3. Tôm → Cá hồi → Động vật phù du

  4. Động vật phù du → Tôm → Cá hồi

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

  1. Vì thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng còn con người và động vật thì không có khả năng đó. Vì vậy con người và động vật phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác

  2. Vì thực vật có ở mọi nơi trên Trái Đất

  3. Vì thực vật cung cấp một lượng lớn chất xơ, giúp con người tăng sức đề kháng

  4. Vì thực vật tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con người và động vật tiêu hóa các chất khác dễ dàng hơn

 

Câu 2: Cho các sinh vật có mối liên hệ về thức ăn với nhau gồm cây lúa, rắn hổ mang, chuột, cỏ, châu chấu, chim diều hâu, bò. Có thể xây dựng được bao nhiêu chuỗi thức ăn từ các sinh vật nêu trên?

  1. 8

  2. 10

  3. 12

  4. 14

 

Câu 3: Ở một cánh đồng trồng khoai tây có một số sinh vật như chuột, rắn,… Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ tăng dần do chủ vườn không phun thuốc trừ sâu cho cây nữa, rắn và chuột không bị nhiễm hóa chất nên sống khỏe mạnh hơn

  2. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ tăng dần do khoai tây không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chuột có thể kiếm thức ăn khác tốt cho cơ thể hơn, từ đó làm tăng số lượng chuột, dẫn đến tăng số lượng rắn

  3. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do chuột và rắn có thể bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu

  4. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do không đủ thức ăn cho chuột dẫn đến số lượng chuột bị giảm, gây ra việc không có đủ thức ăn cho rắn.

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

 

1. A

2. B

3. C

4. D

5. D

6. A

7. B

8. C

9. A

10. D

11. D

12. C

13. D

14. B

15. A

 

  1. THÔNG HIỂU

 

1. B

2. A

3. B

4. C

5. D

6. A

7. B

 

  1. VẬN DỤNG

 

1. B

2. C

3. A

4. B

5. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO

 

1. A

2. B

3. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 31: Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường trắc nghiệm khoa học 4 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 31: Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận