Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 22: Ôn tập chủ đề nấm

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 22: Ôn tập chủ đề nấm của bộ sách khoa học 4 kết nối. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 4. NẤM

BÀI 22. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NẤM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nấm có ở

  1. Hầu như có thể sống được ở rất nhiều nơi trên Trái Đất

  2. Chỉ sống ở vùng sa mạc

  3. Chỉ sống ở các nơi có tuyết

  4. Chỉ mọc dưới đất

 

Câu 2: Nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc

  1. Giống nhau

  2. Khác nhau

  3. Hầu hết là giống nhau, chỉ có 2 loại nấm độc là khác nhau

  4. Giống nhau giữa các loại nấm ăn

 

Câu 3: Nhiều nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc

  1. Cố định trong suốt vòng đời của chúng

  2. Thay đổi theo thời tiết

  3. Không cố định trong suốt vòng đời của chúng

  4. Thay đổi theo nhiệt độ của nơi chúng sống

 

Câu 4: Nấm mũ được chia làm mấy bộ phận?

  1. 4

  2. 3

  3. 2

  4. 1

 

Câu 5: Đâu không phải tên một bộ phận của nấm mũ?

  1. Mũ nấm

  2. Rễ nấm

  3. Cành nấm

  4. Cả B và C

 

Câu 6: Nấm mũ có bộ phân nào sau đây?

  1. Mũ nấm

  2. Thân nấm

  3. Chân nấm

  4. Cả A, B, C

 

Câu 7: ____________là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

  1. Nấm ăn

  2. Nấm độc

  3. Nấm men

  4. Nấm mốc

 

Câu 8: Nấm ăn cung cấp

  1. Nhiều loại vi-ta-min

  2. Chất xơ

  3. Chất đạm

  4. Cả A, B, C

 

Câu 9: Nấm có thể được dùng để

  1. Làm thức ăn

  2. Làm thuốc

  3. Làm bánh mì

  4. Cả A, B, C

 

Câu 10: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu

  1. Được bảo quản đúng cách

  2. Không được bảo quản đúng cách

  3. Không tươi

  4. Không dùng thuốc bảo quản

 

Câu 11: Nấm mốc có thể làm

  1. Thay đổi màu sắc của thực phẩm

  2. Thay đổi hình dạng của thực phẩm

  3. Thay đổi mùi vị của thực phẩm

  4. Cả A, B, C

 

Câu 12: Sử dụng các loại thực phẩm_____________gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hóa, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong

  1. Làm từ nấm linh chi

  2. Làm từ nấm ăn

  3. Bị nhiễm nấm mốc

  4. Có thành phần là nấm men

 

Câu 13: __________có chứa độc tố

  1. Nấm độc

  2. Nấm kim châm

  3. Nấm đông trùng hạ thảo

  4. Nấm men

 

Câu 14: Để bảo quản thực phẩm, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp như

  1. Sấy khô

  2. Làm lạnh

  3. Ướp muối

  4. Cả A, B, C

 

Câu 15: Nấm mốc có thể gây

  1. Tăng khối lượng thực phẩm

  2. Làm hỏng thực phẩm

  3. Tăng chất lượng thực phẩm

  4. Cả A, B, C

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Thực phẩm nào sau đây có thể bị nhiễm nấm mốc?

  1. Hoa quả mới hái xuống từ trên cây

  2. Cá mới câu từ ao lên

  3. Bánh mì để trong bếp 8 ngày

  4. Cây rau cải mọc ngoài vườn

 

Câu 2: Loại nấm nào sau đây là nấm ăn?

  1. Nấm tai mèo

  2. Nấm độc đỏ

  3. Nấm độc tán trắng

  4. Nấm mốc

 

Câu 3: Loại nấm không dùng để ăn là

  1. Nấm tai mèo

  2. Nấm độc đỏ

  3. Nấm đông cô

  4. Nấm kim châm

 

Câu 4: Đâu không phải tên một loại nấm?

  1. Nấm đùi gà

  2. Nấm mồng gà

  3. Nấm thông

  4. Nấm kim đâm

 

Câu 5: Đâu không phải tên một loại nấm?

  1. Nấm kim chi

  2. Nấm yến

  3. Nấm mỡ

  4. Nấm chân dài

 

Câu 6: Loại nấm được dùng làm thuốc là

  1. Nấm mỡ

  2. Nấm rơm

  3. Nấm đông trùng hạ thảo

  4. Nấm men

 

Câu 7: Loại nấm được dùng trong y học là

  1. Nấm mốc

  2. Nấm linh chi

  3. Nấm sò

  4. Nấm hương

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tên của loại nấm sau đây là

  1. Nấm hương

  2. Nấm độc đỏ

  3. Nấm độc tán trắng

  4. Nấm mốc

 

Câu 2: Tên của loại nấm sau đây là

  1. Nấm tai mèo

  2. Nấm độc đỏ

  3. Nấm độc tán trắng

  4. Nấm mốc

 

Câu 3: Tên của loại nấm sau đây là

  1. Nấm hương

  2. Nấm linh chi

  3. Nấm kim châm

  4. Nấm mốc

 

Câu 4: Tên của loại nấm sau đây là

  1. Nấm hương

  2. Nấm độc đỏ

  3. Nấm men

  4. Nấm đùi gà

 

Câu 5: Tên của loại nấm sau đây là

  1. Nấm rơm

  2. Nấm tai mèo

C Nấm độc tán trắng

  1. Nấm sò

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Bạn Phong thấy bánh mì bị mốc một ít phía ngoài, Phong định cắt phần mốc đi rồi ăn. Theo em, Phong có nên làm như vậy không?

  1. Có, vì bánh chỉ bị mốc một phần mà bỏ cả cái bánh thì sẽ gây lãng phí

  2. Có, vì bánh chỉ bị mốc bên ngoài, bên trong không bị mốc nên vẫn ăn được

  3. Không, vì các sợi nấm mốc xâm nhập vào bên trong bánh mì và tiết chất độc. Dù cắt phần mốc đi nhưng không thể đảm bảo đã loại bỏ hết chất độc

  4. Không, vì bánh mì bị nhiễm nấm mốc thường rất cứng, ăn vào gây ảnh hưởng đến răng

 

Câu 2: Nam và các bạn đang đi chơi thì nhìn thấy những cây nấm lạ có màu sắc sặc sỡ. Nam định hái về nhà để nấu ăn. Theo em, Nam có nên hái những cây nấm đó không?

  1. Có, nấm có màu sắc sặc sỡ thường là những loại nấm quý

  2. Có, nấm càng đẹp càng có nhiều chất dinh dưỡng

  3. Không, nấm có màu đẹp ăn không ngon bằng nấm có màu trắng

  4. Không, không nên ăn nấm lạ vì đó có thể là nấm độc

 

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Tất cả nấm độc đều có màu sắc sặc sỡ

(2) Nấm có thể sống trong đất, xác sinh vật, trên thực vật, động vật, con người

(3) Nấm mốc gây hỏng thực phẩm

(4) Ta có thể bảo quản thực phẩm không bị nhiễm nấm mốc bằng cách cho thực phẩm vào hộp kín và để trong bếp

(5) Nấm men có thể quan sát được bằng mắt thường

Số phát biểu không đúng là

  1. 4

  2. 3

  3. 2

  4. 1

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

 

1. A

2. B

3. C

4. B

5. D

6. D

7. A

8. D

9. D

10. B

11. D

12. C

13. A

14. D

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. A

3.B

4. D

5. A

6. C

7. B

 

 

  1. VẬN DỤNG

 

1. B

2. C

3.D

4. A

5. A

 

 

  • VẬN DỤNG CAO

 

 

1. C

2. D

3. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 22: Ôn tập chủ đề nấm trắc nghiệm khoa học 4 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 22: Ôn tập chủ đề nấm . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận