Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 2: Sự chuyển thể của nước

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 2: Sự chuyển thể của nước của bộ sách khoa học 4 kết nối. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 2. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nước không thể chuyển từ 

  1. Thể rắn sang thể lỏng
  2. Thể lỏng sang thể rắn
  3. Thể lỏng sang thể khí
  4. Thể rắn sang thể khí

 

Câu 2: Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác thông qua mấy hiện tượng?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

 

Câu 3: Sự chuyển thể của nước từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là hiện tượng

  1. Đông đặc
  2. Nóng chảy
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 4: Sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là hiện tượng

  1. Đông đặc
  2. Nóng chảy
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 5: Sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí được gọi là hiện tượng

  1. Đông đặc
  2. Nóng chảy
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 6: Sự chuyển thể của nước từ thể khí sang thể lỏng được gọi là hiện tượng

  1. Đông đặc
  2. Nóng chảy
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự chuyển thể của nước?

  1. Đông đặc
  2. Bay hơi
  3. Thăng hoa
  4. Nóng chảy

 

Câu 8: Nước có thể tồn tại ở bao nhiêu dạng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 9: Dạng tồn tại của nước là

  1. Rắn
  2. Lỏng
  3. Khí
  4. Cả A, B, C

 

Câu 10: Nóng chảy là hiện tượng

  1. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí
  2. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng
  3. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
  4. Nước chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng

 

Câu 11: Nước không tồn tại ở dạng

  1. Rắn
  2. Lỏng
  3. Huyền phù
  4. Khí

 

Câu 12: Đông đặc là hiện tượng

  1. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí
  2. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng
  3. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
  4. Nước chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng

 

Câu 13: Bay hơi là hiện tượng

  1. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí
  2. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng
  3. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
  4. Nước chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng

 

Câu 14: Ngưng tụ là hiện tượng

  1. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí
  2. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng
  3. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
  4. Nước chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng

 

Câu 15: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các

  1. Hiện tượng
  2. Vật
  3. Hình ảnh
  4. Cả A, B, C

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hình ảnh sau ứng với hiện tượng nào?

  1. Nóng chảy
  2. Đông đặc
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 2: Hình ảnh sau đây ứng với hiện tượng nào?

  1. Nóng chảy
  2. Đông đặc
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 3: Trong hình ảnh sau

Hãy cho biết sự chuyển thể của nước.

  1. Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  2. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
  3. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí
  4. Nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng

 

Câu 4: Mặt trời có thể làm nước ở sông hồ nóng lên và……….vào không khí. Từ cần điền vào “…” là

  1. Ngưng tụ
  2. Bay hơi
  3. Đông đặc
  4. Nóng chảy

 

Câu 5: Hơi nước khi gặp lạnh sẽ………thành những giọt nước li ti. Từ thích hợp điền vào “….” Là

  1. Ngưng tụ
  2. Bay hơi
  3. Đông đặc
  4. Nóng chảy

 

Câu 6: Băng tan là hiện tượng

  1. Ngưng tụ
  2. Bay hơi
  3. Đông đặc
  4. Nóng chảy

 

Câu 7: Sương đọng trên lá là hiện tượng

  1. Ngưng tụ
  2. Bay hơi
  3. Đông đặc
  4. Nóng chảy

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí thông qua hiện tượng bay hơi. Hiện tượng này có thể được ứng dụng vào việc làm nào trong thực tế?

  1. Phơi quần áo sau khi giặt xong dưới trời nắng
  2. Để khay nước đá ra bên ngoài một thời gian
  3. Để khay nước vào trong tủ lạnh
  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Trong những ngày mùa hè, các loại đồ uống thường được cho thêm đá nhằm giảm nhiệt độ, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên sau một thời gian, người ta thấy có các giọt nước đọng bên ngoài thành cốc đựng đồ uống. Hãy cho biết có hiện tượng nào sau đây xảy ra?

  1. Nóng chảy
  2. Đông đặc
  3. Bay hơi
  4. Ngưng tụ

 

Câu 3: Cho hình vẽ sau

Hãy cho biết số lần nước chuyển thể và hiện tượng xảy ra

  1. 1 lần; là hiện tượng ngưng tụ
  2. 2 lần; gồm các hiện tượng bay hơi, ngưng tụ
  3. 3 lần; gồm các hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, đông đặc
  4. 4 lần; gồm các hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy

 

Câu 4: Bánh Chưng là món tiêu biểu trong ngày Tết Âm lịch ở Việt Nam. Loại bánh này thường được gói bằng lá dong. Sau khi rửa sạch lá dong, muốn làm khô nước trên lá, chung ta có thể 

  1. Phơi lá dưới ánh nắng
  2. Cho lá vào trong tủ lạnh
  3. Phơi lá khi có sương
  4. Cả A, B, C

 

Câu 5: Sự chuyển thể của nước có thể ứng dụng trong việc

  1. Phơi cây mía dưới nắng để thu được đường kính
  2. Phơi quần áo sau khi giặt dưới nắng
  3. Phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời để thu được muối
  4. Cả B và C

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên diễn ra như sau

(1) Hơi nước trong không khí lạnh dần, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng

(2) Những giọt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống thành mưa

(3) Những giọt nước nhỏ tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn, tạo thành mây đen

(4) Nước trở về với đất, sông, hồ, biển,…

(5) Mặt trời làm nước ở trên mặt đất, sông, hồ, biển,…nóng lên và bay hơi vào không khí

Thứ tự đúng là

  1. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) 
  2. (5) → (1) → (3) → (2) → (4)
  3. (5) → (4) → (3) → (2) → (1)
  4. (3 → (2) → (4) → (1) → (5)

 

Câu 2: Cho các phát biểu sau

(1) Băng tan ở hai cực

(2) Nước bị đóng băng

(3) Sương đọng trên lá

(4) Phơi quầo áo sau khi giặt

(5) Nước trong không khí tạo thành mây

HIện tượng chuyển thể của nước ứng với mỗi phát biểu là

  1. (1) Nóng chảy; (2) ngưng tụ; (3) đông đặc; (4) bay hơi; (5) ngưng tụ
  2. (1) Nóng chảy; (2) đông đặc; (3) ngưng tụ; (4) ngưng tụ; (5) bay hơi
  3. (1) Nóng chảy; (2) đông đặc; (3) ngưng tụ; (4) bay hơi; (5) ngưng tụ
  4. (1) Đông đặc; (2) nóng chảy; (3) ngưng tụ; (4) ngưng tụ; (5) bay hơi 

 

Câu 3: Cho hình vẽ sau

Hiện tượng ứng với (1), (2), (3), (4) dùng để mô tả sự chuyển thể của nước là

  1. (1) Nóng chảy; (2) bay hơi; (3) ngưng tụ; (4) đông đặc
  2. (1) Đông đặc; (2) nóng chảy; (3) bay hơi; (4) ngưng tụ
  3. (1) Ngưng tụ; (2) nóng chảy; (3) đông đặc; (4) bay hơi
  4. (1) Bay hơi; (2) ngưng tụ; (3) nóng chảy; (4) đông đặc

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

 

1. D2. A3. B4. A5. C
6. D7. C8. C9. D10. B
11. C12. C13. A14. D15. A

 

  1. THÔNG HIỂU

 

1. B2. A3. C4. B5. A
6. D7. A

 

  1. VẬN DỤNG

 

1. A2. D3. B4. A5. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO
1. B2. C3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 2: Sự chuyển thể của nước trắc nghiệm khoa học 4 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT bài 2: Sự chuyển thể của nước . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận