Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 8: Acid

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 8: Acid. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG II: MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

BÀI 8: ACID

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Acid là

  1. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid

  2. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen 

  3. những hợp chất trong phân tử có gốc acid

  4. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên hoặc gốc acid

 

Câu 2: Công thức phân tử của acid gồm

  1. một hay nhiều nguyên tử hydrogen

  2. một hay nhiều nguyên tử hydrogen và gốc acid

  3. một hay nhiều nguyên tử hydrogen hoặc gốc acid

  4. một hay nhiều gốc acid

 

Câu 3: Các acid như sulfuric acid, hydrochloric acid, acetic acid,… có nhiều ứng dụng quan trọng trong

  1. sản xuất

  2. công nghiệp

  3. đời sống

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 4: Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây

  1. Nguy hiểm cho người sử dụng

  2. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

  3. Lãng phí hóa chất

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  1. Xanh

  2. Đỏ

  3. Tím

  4. Vàng

 

Câu 6: Tên gọi của H2SO3

  1. Sulfurous acid

  2. Acid sulfurous

  3. Axit sulfuhiđric

  4. Axit sulfuro

 

Câu 7: Acid tương ứng với sulfur(IV) oxide có công thức là

  1. H2SO3

  2. H2CO3

  3. H2SO4

  4. H3PO4



Câu 8: Điều nào không đúng khi nói về sulfuric acid

  1. Là chất lỏng, không màu, không bay hơi

  2. Sánh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước

  3. Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt

  4. Là hóa chất thông dụng và an toàn

 

Câu 9: Đâu không phải ứng dụng của acetic acid

  1. Sản xuất sơn

  2. Chế biến thực phẩm

  3. Sản xuất phân bón

  4. Sản xuất dược phẩm

 

Câu 10: Đâu không phải là ứng dụng cảu hydrochloric acid

  1. Tẩy gỉ thép

  2. Chế biến thực phẩm

  3. Tổng hợp chất hữu cơ

  4. Xử lí pH nước bể bơi



2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Hãy cho biết gốc acid trong acid H2SO4

  1. SO4

  2. SO42-

  3. H2

  4. H2S

 

Câu 2: Hãy cho biết gốc acid trong acid HCl

  1. Cl-

  2. Cl

  3. H+

  4. HC

 

Câu 3: Hãy cho biết gốc acid trong acid HNO3

  1. H+

  2. NO3

  3. NO3-

  4. HNO2

 

Câu 4: Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và khí

  1. oxygen

  2. nitrogen

  3. hydrogen

  4. litium

 

Câu 5: Khi tan trong nước, acid tạo ra ion

  1. O2

  2. H2

  3. OH-

  4. H+

 

Câu 6: Gốc acid của acid HNO3 hóa trị mấy?

  1. 2

  2. 3

  3. 1

  4. 4

 

Câu 7: Phản ứng giữa H2SO4 và KOH là phản ứng

  1. thế

  2. trung hoà

  3. phân huỷ

  4. hoá hợp

 

Câu 8: Quỳ tím chuyển đỏ khi cho vào dung dịch

  1. nước vôi trong

  2. sulfuric acid

  3. hydrochloric acid

  4. phosphorus(V) oxide

 

Câu 9: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

  1. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc

  2. Rót từng giọt nước vào axit

  3. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều

  4. Cả 3 cách trên đều được

 

Câu 10: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch acid H2SO4 loãng?

  1. K

  2. Mg

  3. Zn

  4. Ag

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Loại bỏ chất cặn trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng

  1. muối

  2. giấm ăn hoặc chanh

  3. sulfuric acid

  4. permanganate

 

Câu 2: Hydrochloric acid có trong dạ dày đóng vai trò

  1. Thúc đẩy quá trình tiều hóa thức ăn

  2. Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phân giải chất béo, protein,…

  3. Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từu bên ngoài vào dại dày

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ

  1. chuyển màu đỏ

  2. chuyển màu xanh

  3. chuyển màu vàng

  4. mất màu

 

Câu 4: Chất nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 loãng sinh ra dung dịch có màu xanh lam?

  1. Zn

  2. CaO

  3. K2O

  4. CuO

 

Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng sinh ra chất khí cháy được trong không khí?

  1. Na2O

  2. MgO

  3. Zn

  4. Ca(OH)2

 

Câu 6: Oxide tác dụng được với hydrochloric acid là

  1. SO2

  2. NO2

  3. P2O5

  4. BaO

 

Câu 7: Tính chất nào không phải là tính chất hóa học của hydrochloric acid?

  1. Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, …)

  2. Tác dụng với base

  3. Tác dụng với base oxide

  4. Làm đổi màu quỳ tím thành xanh

 

Câu 8: Dung dịch hydrochloric acid tác dụng với sắt tạo thành

  1. Iron (II) chloride và khí hydrogen

  2. Iron (III) chloride và khí hydrogen

  3. Iron (II) chlorine và khí hydrogen

  4. Iron (II) chloride và nước

 

Câu 9: Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí

  1. CO2

  2. SO2

  3. SO3

  4. H2S

 

Câu 10: Oxide tác dụng được với HCl là

  1. SO2

  2. CO2

  3. CuO

  4. CO

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Cho hai dung dịch hydrochloric acid và sulfuric acid loãng. Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch trên là

  1. dung dịch sodium hydroxide 

  2. iron (II) hydroxide

  3. dung dịch barium chloride

  4. dung dịch sodium carbonate

 

Câu 2: Cho 8,1 gam zinc oxide tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

  1. 12,6 gam

  2. 13,6 gam

  3. 14,6 gam

  4. 15,6 gam

 

Câu 3: Cho 1,08 gam nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là

  1. 2,224 lít

  2. 1,344 lít

  3. 3,336 lít

  4. 4,448 lít

 

Câu 4: Để hòa tan vừa hết 6,72 gam sắt phải dùng bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,2M và H2SO4 0,5M?

  1. 100 ml

  2. 150 ml

  3. 250 ml

  4. 200 ml

 

Câu 5: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là

  1. Fe

  2. Mg

  3. Cu

  4. Zn

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. A

2. B

3. D

4. D

5. B

6. A

7. A

8. D

9. C

10. B

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. B

2. A

3. C

4. C

5. D

6. C

7. B

8. B

9. C

10. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. B

2. D

3. A

4. D

5. C

6. D

7. D

8. A

9. B

10. C

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. C

2. B

3. B

4. D

5. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 8: Acid trắc nghiệm hóa học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm hóa học 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 8: Acid . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận