Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 6: Tính theo phương trình hóa học. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 6: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Khi tính toán theo phương trình hóa học, cần thực hiện mấy bước cơ bản?

  1. 1 bước

  2. 2 bước

  3. 3 bước

  4. 4 bước

 

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

  1. Tính toán theo phương trình cần viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

  2. Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.

  3. Sử dụng linh hoạt công thức tính khối lượng hoặc tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.

  4. Cần tiến hành tính số mol của các chất tham gia hoặc sản phẩm trước khi tính toán theo yêu cầu của đề bài.

 

Câu 3: Công thức tính hiệu suất của phản ứng là

 

Câu 4: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cần dùng bao nhiêu mol Fe để thu được 1,5 mol H2?

  1. 1,5

  2. 2

  3. 2,5

 

Câu 5: Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, khi đó

  1. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)

  2. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)

  3. Lượng chất sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học 

  4. Lượng chất sản phẩm thu được trên thực tế sẽ bằng lượng tính theo phương trình hóa học

 

Câu 6: Cho PTHH sau : 2Mg + O2   2MgO

Nếu có 2 mol MgO được tạo thành thì số mol khí Oxygen (O2) cần dùng là

  1. 2 mol

  2. 1 mol

  3. 4 mol

  4. 3 mol

 

Câu 7: Có PTHH sau : 2Al + 6HCl     2AlCl3 +3H2 

Để điều chế đựơc 0,3 mol H2 thì khối lượng Al cần dùng là

  1. 5,4 gam

  2. 2,7 gam

  3. 8,1 gam

  4. 2,4 gam

 

Câu 8: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng

  1. 0,125 mol

  2. 1 mol

  3. 0,2 mol

  4. 0,15 mol

 

Câu 9: Cho NaOH tác dụng với HCl tạo ra muối NaCl và nước theo phương trình như sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Với 2 mol NaCl sẽ tạo ra bao nhiêu mol muối?

  1. 1 mol

  2. 2 mol

  3. 0,5 mol

  4. 3 mol

 

Câu 10: Cho NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4 theo phương trình như sau:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Với 2 mol CuSO4 sẽ tạo ra bao nhiêu mol kết tủa?

  1. 1 mol

  2. 2 mol

  3. 0,5 mol

  4. 3 mol

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Cho phương trình hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Để thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc cần bao nhiêu mol Al?

  1. 0,3 mol

  2. 0,1 mol

  3. 0,2 mol

  4. 0,5 mol

 

Câu 2: Quá trình nung đá vôi diễn ra theo phương trình sau:

CaCO3  CO2 + H2O. Tiến hành nung 10 gam đá vôi thì lượng khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

  1. 1 mol

  2. 0,1 mol

  3. 0,001 mol

  4. 2 mol

 

Câu 3: Để điều chế được 12,8 gam Cu theo phương trình:

H2 + CuO → H2O + Cu cần dùng bao lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn?

  1. 5,6 lít

  2. 3,36 lít.

  3. 4,48 lít.

  4. 2,24 lít

 

Câu 4: Cho phương trình nung đá vôi như sau: CaCO3  CO2 + CaO. Để thu được 5,6 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3?

  1. 0,1 mol.

  2. 0,3 mol.

  3. 0,2 mol.

  4. 0,4 mol

 

Câu 5: Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 65 gam khí hydrogen là

  1. 585 gam

  2. 600 gam

  3. 450 gam

  4. 820 gam

 

Câu 6: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

  1. 0,04 mol

  2. 0,01 mol

  3. 0,02 mol

  4. 0,5 mol

 

Câu 7: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 lít CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

  1. 1 mol

  2. 0,1 mol

  3. 0,001 mol

  4. 2 mol

 

Câu 8: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

  1. 2,24 ml

  2. 22,4 ml

  3. 2,24.10−3ml

  4. 0,0224 ml

 

Câu 9: Cho 8,45g Zinx tác dụng với 5,376 lít khí Chlorine (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

  1. Zinx

  2. Chlorine

  3. Cả 2 chất

  4. Không có chất dư

 

Câu 10: Khi đốt than (thành phần chính là carbon), phương trình hóa học xảy ra như sau:

C + O2 CO2. Nếu đem đốt 3,6 gam carbon thì lượng khí CO2 sinh ra sau phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn là là?

  1. 3,36 lít

  2. 4,48 lít

  3. 6,72 lít

  4. 5,6 lít

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Cho 3,6 gam magnessium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng thu được bao nhiêu ml khí H2 ở đktc?

  1. 22,4 lít

  2. 3,6 lít

  3. 3,36 lít

  4. 0,336 lít

 

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí carbon (CO2) và hơi nước (H2O). Giá trị của V là

  1. 2,24

  2. 1,12

  3. 3,36

  4. 4,48

 

Câu 3: Để đốt cháy hết 3,1 gam P cần dùng V lít khí oxygen (đktc), biết phản ứng sinh ra chất rắn là P2O5. Giá trị của V là

  1. 1,4 lít.

  2. 2,24 lít.

  3. 3,36 lít.

  4. 2,8 lít.

 

Câu 4: Cho 2,7 g nhôm tác dụng với oxygen, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam nhôm oxide?

  1. 1,02 gam

  2. 20,4 gam

  3. 10,2 gam

  4. 5,1 gam

 

Câu 5: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxygen, sau phản ứng sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  1. 21,6 gam

  2. 16,2 gam

  3. 18,0 gam

  4. 27,0 gam

 

Câu 6: Trộn 10,8 gam bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng?

  1. 85%

  2. 80%

  3. 90%

  4. 92%

 

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam lưu huỳnh trong oxygen dư, sau phản ứng thu được V lít lưu huỳnh đioxide (SO2) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là

  1. 2,24 lít

  2. 4,48 lít

  3. 3,36 lít

  4. 1,12 lít

 

Câu 8: Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng HCl có trong dung dịch đã dùng là

  1. 3,65 gam

  2. 5,475 gam

  3. 10,95 gam

  4. 7,3 gam

 

Câu 9: Người ta điều chế được 24g Cu bằng cách dùng H2 khử copper(II) oxide. Khối lượng copper(II) oxide bị khử là

  1. 20g

  2. 30g

  3. 40g

  4. 45g

 

Câu 10: Cho 98g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó

  1. 4,8 lít

  2. 2,24 lít

  3. 4,48 lít

  4. 0,345 lít

 

Câu 11: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được iron (II) oxide. Tính khối lượng FeO và VO2

  1. 1,344g và 0,684 lít

  2. 2,688 lít và 0,864g

  3. 1,344 lít và 8,64g

  4. 8,64g và 2,234 ml

 

Câu 12: Cho thanh magnessium cháy trong không khí thu được hợp chất magnessium oxide. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất

  1. 2,4 g

  2. 9,6 g

  3. 4,8 g

  4. 12 g

 

Câu 13: Đốt cháy 11,2 lít CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol

  1. CO và 0,5 mol

  2. CO2và 0,5 mol

  3. C và 0,2 mol

  4. CO2và 0,054 mol

 

Câu 14: Cho 13,7g Ba tác dụng với 3,2g oxide thu được hợp chất oxide. Tính khối lượng oxygen sau phản ứng

  1. 3,2g

  2. 1,6g

  3. 6,4g

  4. 0,8g

 

Câu 15: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là

  1. 0,325 tấn

  2. 0,132 tấn

  3. 0,22 tấn

  4. 0,45 tấn

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1: Dùng khí H2 để khử hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đktc cần dùng là

  1. 20 lít

  2. 9,8 lít

  3. 19,6 lít

  4. 19 lít

 

Câu 2: Dùng khí H2 để khử hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đktc cần dùng là

  1. 20 lít

  2. 9,8 lít

  3. 19,6 lít

  4. 19 lít

 

Câu 3: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là

  1. 3,2 gam

  2. 2 gam

  3. 4,2 gam

  4. 1,6 gam

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. D

2. B

3. A

4. B

5. A

6. B

7. A

8. A

9. B

10. B

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. B

3. C

4. A

5. A

6. A

7. B

8. C

9. B

10. C

 

3. VẬN DỤNG

 

1. C

2. A

3. D

4. D

5. A

6. A

7. B

8. C

9. B

10. C

11. C

12. C

13. B

14. B

15. A

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. C

2. C

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 6: Tính theo phương trình hóa học trắc nghiệm hóa học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm hóa học 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 6: Tính theo phương trình hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận