Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 10: Oxide

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 10: Oxide. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG II: MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

BÀI 10: OXIDE

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

 

Câu 1: Hợp chất oxide nào sau đây không phải là oxide base?

  1. CrO3

  2. Cr2O3

  3. BaO

  4. K2O

 

Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide acid

  1. CuO

  2. Na2O

  3. CO2

  4. CaO

 

Câu 3: Oxide bắt buộc phải có nguyên tố

  1. Oxygen

  2. Halogen

  3. Hydrogen

  4. Lưu huỳnh

 

Câu 4: Tên gọi của P2O5

  1. Diphosphorus trioxide

  2. Phosphorus oxide

  3. Diphosphorus oxide

  4. Diphosphorus pentaoxide

 

Câu 5: Oxide của kim loại nào sau đây là oxide acid?

  1. Cu2O

  2. Fe2O3

  3. Mn2O7

  4. Cr2O3

 

Câu 6: Chỉ ra oxide acid: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

  1. P2O5, CaO, CuO, BaO

  2. BaO, SO2, CO2

  3. CaO, CuO, BaO

  4. SO2, CO2, P2O5

 

Câu 7: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide

  1. CO2

  2. SO2

  3. CuO

  4. CuS

 

Câu 8: Chọn đáp án đúng

  1. CO- carbon(II) oxide

  2. CuO- copper(II) oxide

  3. FeO- iron(III) oxide

  4. CaO- calcium trioxide

 

Câu 9: Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 10: Oxide là gì?

  1. Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố khác.

  2. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

  3. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.

  4. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

 

Câu 11: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của Oxide acid?

  1. Oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.

  2. Oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.

  3. Oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.

  4. Oxide acid khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch base tương ứng.

 

Câu 12: Oxide nào dưới đây là oxide acid?

  1. K2O                   

  2. Cu2O                  

  3. CuO             

  4. CO2.

 

Câu 13: Oxide phi kim nào dưới đây không phải là oxide acid?

  1. CO2

  2. CO

  3. SiO2

  4. Cl2O

 

Câu 14: Oxide nào dưới đây không phải là oxide acid?

  1. SO2

  2. SO3

  3. FeO                 

  4. N2O5

 

Câu 15: Hợp chất oxide nào sau đây không phải là oxide base?

  1. CrO3

  2. Cr2O3

  3. BaO

  4. K2O

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Acid tương ứng của CO2

  1. H2SO4

  2. H3PO4

  3. H2CO3

  4. HCl

 

Câu 2: Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

  1. CO2

  2. O2

  3. N2

  4. H2

 

Câu 3: Oxide nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa acid?

  1. CO2 (carbon dioxide)                 

  2. CO (carbon oxide)

  3. SO2(lưu huỳnh dioxide)              

  4. SnO2 (thiếc dioxide)

 

Câu 4: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là

  1. Tin pentaoxide                            

  2. Tin oxide         

  3. Tin(II) oxide                                

  4. Tin (IV) oxide

 

Câu 5: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là

  1. CO

  2. C2O

  3. CO3

  4. CO2

 

Câu 6: Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxi, trong đó N có hóa trị V là

  1. NO

  2. N2O

  3. N2O5

  4. N2O3

 

Câu 7: Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và oxygen, trong đó Al có hóa trị III là

  1. Al2O3

  2. Al3O2

  3. AlO

  4. AlO3

 

Câu 8: Hai oxide tác dụng với nhau tạo thành muối là

  1. CO2và BaO

  2. K2O và NO

  3. Fe2O3và SO3

  4. MgO và CO

 

Câu 9: Base tương ứng của MgO

  1. Mg(OH)2

  2. MgCl2

  3. MgSO4

  4. Mg(OH)3

 

Câu 10: Chỉ ra các oxide base: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

  1. P2O5, CaO, CuO

  2. CaO, CuO, BaO, Na2O

  3. BaO, Na2O, P2O3

  4. P2O5, CaO, P2O3

 

3. VẬN DỤNG (15 câu)

 

Câu 1. Dãy oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm

  1. CuO; CaO; K2O; Na2O

  2. CaO; Na2O; K2O; BaO

  3. Na2O; BaO; CuO; MnO

  4. MgO; Fe2O3; ZnO; PbO

 

Câu 2: Dãy oxide tác dụng với dung dịch hydrochloric acid

  1. CuO; Fe2O3; CO2; FeO

  2. Fe2O3; CuO; MnO; Al2O3

  3. CaO; CO; N2O5; ZnO

  4. SO2; MgO; CO2; Ag2O

 

Câu 3: Có thể tinh chế CO ra khổi hỗn hợp CO và CO2 bằng cách

  1. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2dư

  2. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2dư

  3. Dẫn hỗn hợp qua NH3

  4. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2

 

Câu 4: Dãy oxide vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là

  1. CuO; Fe2O3; SO2; CO2

  2. CaO; CuO; CO; N2O5

  3. SO2; MgO; CuO; Ag2O

  4. CO2; SO2; P2O5; SO3

 

Câu 5: Dãy oxitde vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch acid là

  1. CuO; Fe2O3; SO2; CO2

  2. CaO; CuO; CO; N2O5

  3. CaO; Na2O; K2O; BaO

  4. SO2; MgO; CuO; Ag2O

 

Câu 6: Dãy oxide vừa tác dụng với dung dịch acid, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là

  1. Al2O3; ZnO; PbO2; Cr2O3

  2. Al2O3; MgO; PbO; SnO2

  3. CaO; FeO; Na2O; Cr2O3

  4. CuO; Al2O3; K2O; SnO2

 

Câu 7: Tỷ lệ khối lượng của nitrogen và oxygen trong một oxide là 7: 20. Công thức của oxide là

  1. N2O

  2. N2O3

  3. NO2

  4. N2O5

 

Câu 8:  Một oxide của phosphorus có thành phần phần trăm của P bằng 43,66% . Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxide là

  1. P2O3

  2. P2O5

  3. PO2

  4. P2O4

 

Câu 9: Một oxide được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxygen, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxygen là 7/3. Công thức hóa học của oxide sắt là

  1. FeO

  2. Fe2O3

  3. Fe3O4

  4. FeO2

 

Câu 10: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90% là Fe3O4 bằng khí hydrogen. Khối lượng sắt thu được là

  1. 0,378 tấn

  2. 0,156 tấn

  3. 0,126 tấn

  4. 0,467 tấn

 

Câu 11: Có 3 oxide màu trắng: MgO; Al2O3; Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau

  1. Chỉ dùng quì tím

  2. Chỉ dùng axit

  3. Chỉ dùng phenolphtalein

  4. Dùng nước

 

Câu 12: Cho 7,2 gam một loại oxide sắt tác dụng hoàn toàn với khí hydrogen cho 5,6 gam sắt. Công thức của oxide sắt là

  1. FeO

  2. Fe2O3

  3. Fe3O4

  4. FeO2

 

Câu 13: Cho oxide của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxide đó là

  1. MnO2

  2. SiO2

  3. PdO2

  4. Fe3O4

 

Câu 14: Công thức hóa học của oxide có thành phần phần trăm về khối lượng của S là 40% là

  1. SO2

  2. SO3

  3. SO

  4. S2O4

 

Câu 15: Cho oxide của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxide đó là

  1. MnO2

  2. SiO2

  3. PdO2

  4. Fe3O4

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Thể tích khí hydrogen (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 gam CuO và 111,5 gam PbO là

  1. 11,2 lít

  2. 16,8 lít

  3. 5,6 lít

  4. 8,4 lít

 

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là

  1. CaCO3

  2. Ca(HCO3)2

  3. CaCO3và Ca(HCO3)2

  4. CaCO3và CaHCO3

 

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxide kim loại hóa trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxide kim loại là

  1. CaO

  2. CuO

  3. FeO

  4. ZnO

 

Câu 4: Hòa tan 6,2 gam sodium oxide vào 193,8 gam nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là

  1. 4%

  2. 5%

  3. 6%

  4. 7%

 

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chưa 20 gam NaOH. Muối tạo thành là

  1. Na2CO3

  2. NaHCO3

  3. Hỗn hợp của Na2CO3và NaHCO3

  4. Na(HCO3)2

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. A

2. C

3. A

4. D

5. C

6. D

7. D

8. B

9. B

10. C

11. A

12. D

13. B

14. C

15. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. A

3. C

4. D

5. D

6. C

7. A

8. A

9. A

10. B

 

3. VẬN DỤNG

 

1. B

2. B

3. A

4. D

5. C

6. A

7. D

8. B

9. B

10. A

11. A

12. B

13. B

14. B

15. B

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. B

2. C

3. B

4. A

5. B



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 10: Oxide trắc nghiệm hóa học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm hóa học 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 10: Oxide . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận