Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 12: Phân bón hóa học

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 12: Phân bón hóa học. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG II: MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

 

Câu 1: Urea được điều chế từ

  1. Khí ammoniac và khí carbonic

  2. Khí amoniac và carbonic acid

  3. Khí carbonic và ammonium hydroxide

  4. Carbonic acid và ammonium hydroxide

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. superphosphate kép có độ dinh dưỡng thấp hơn superphosphate đơn

  2. nitrogen và phosphorus là hai nguyên tố không thể thiếu cho sự sống

  3. tất cả các muối nitrate đều bị nhiệt phân hủy

  4. tất cả các muối dihidrophosphate đều dễ tan trong nước

 

Câu 3: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?

  1. KCl                                   

  2. Ca3(PO4)2

  3. K2SO4

  4. (NH2)2CO    

                                   

Câu 4: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học

  1. CaCO3  

  2. Ca3(PO4)2

  3. Ca(OH)2                                           

  4. CaCl2    

 

Câu 5:  Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào

  1. % khối lượng NO có trong phân

  2. % khối lượng HNO3có trong phân

  3. % khối lượng N có trong phân

  4. % khối lượng NH3có trong phân

 

Câu 6: Phân bón dạng đơn gồm

  1. Phân đạm (chứa N).

  2. Phân lân (chứa P).

  3. Phân kali (chứa K).

  4. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 7: Trong các loại phân bón sau, phân bón hóa học kép là

  1. NH4NO3

  2. K2SO4

  3. (NH4)2SO4

  4. KNO3

 

Câu 8: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?

  1. Ca3(PO4)2

  2. NH4NO3

  3. KCl

  4. K2SO4

 

Câu 9: Phân bón NPK là hỗn hợp của

  1. NH4H2PO4, KNO3

  2. (NH4)3PO4, KNO3

  3. (NH4)2HPO4, NaNO3

  4. (NH4)2HPO4, KNO3

 

Câu 10: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  1. Nitrogen

  2. Carbon

  3. Potassium

  4. Phosphorus

 

Câu 11: Trong các loại phân bón sau, phân bón hóa học đơn là

  1. NH4H2PO4

  2. KNO3

  3. NH4NO3

  4. (NH4)2HPO4

 

Câu 12: Phân bón kép là

  1. Phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K

  2. Phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K

  3. Phân bón chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan… dưới dạng hợp chất

  4. Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là N.

 

Câu 13: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là

  1. (NH4)2SO4

  2. Ca(H2PO4)2

  3. NaCl

  4. KNO3

 

Câu 14: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?

  1. KCl

  2. Ca3(PO4)2

  3. K2SO4

  4. (NH2)2CO

 

Câu 15: Cần sử dụng phân bón theo quy tắc nào?

  1. 4 đúng

  2. Đúng liều

  3. Đúng loại

  4. Đúng lúc

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

 

Câu 1: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là

  1. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  2. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  3. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  4. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl

 

Câu 2: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất?

  1. NH4NO3

  2. NH4Cl

  3. (NH4)2SO4

  4. (NH2)2CO

 

Câu 3: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch

  1. KOH

  2. Ca(OH)2

  3. AgNO3

  4. BaCl2

 

Câu 4: Để phân biệt hai loại phân bón là NH4NO3 và NH4Cl người ta sử dụng

  1. NaOH

  2. Ba(OH)2

  3. AgNO3

  4. BaCl2

 

Câu 5: Cho ba mẫu phân bón sau: KCl, Phân đạm (NH4NO3) và phân lân (Ca(H2PO4)2). Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các mẫu trên?

  1. Dung dịch Ba(OH)2

  2. Dung dịch AgNO3

  3. Quỳ tím

  4. Phenolphtalein

 

Câu 6: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3 (PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch 

  1. NaOH                              

  2. Ba(OH)2

  3. KOH                

  4. Na2CO3

 

Câu 7: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là

  1. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  2. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  3. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  4. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl              

 

Câu 8: Cho các phát biểu sau: 

(1). Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân và phân kali tính theo phần trăm khối lương tương ứng của N2O5, P2O5 và K2O

(2). Người ta không bón phân urea kèm với vôi

(3). Phân lân chứa nhiều phosphorus nhất là superphosphate kép

(4). Bón nhiều phâm đạm ammonium sẽ làm cho đất chua

(5). Quặng phosphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  1. 5

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 9: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, KCl người ta dùng dung dịch 

  1. KOH

  2. Ba(OH)2

  3. LiOH

  4. Na2CO3

 

Câu 10: Loại phân nào sau đây có độ dinh dưỡng cao nhất? 

  1. (NH4)2SO4

  2. CO(NH2)2

  3. NH4NO3

  4. NH4Cl

 

Câu 11: Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitrogen cao nhất?

  1. NH4NO3

  2. NH4Cl

  3. (NH2)2CO

  4. (NH4)2SO4

 

Câu 12: Để nhận biết 3 chất rắn NH4NO3, Ca3(PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch

  1. KOH

  2. NaOH

  3. Ba(OH)2

  4. Na2CO3

 

Câu 13: Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch

  1. KOH

  2. Ca(OH)2

  3. AgNO3

  4. BaCl2

 

Câu 14: Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải

  1. Chọn giống tốt

  2. Chọn đất trồng

  3. Chăm sóc (bón phân; làm cỏ...)

  4. Cả A, B, C

       

Câu 15: Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là

  1. 42,42 g                            

  2. 21,21 g                                            

  3. 24,56 g                            

  4. 49,12 g

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Cho 0,6 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là

  1. 13,44 lít

  2. 26,88 lít

  3. 10,04 lít

  4. 12.56 lít

 

Câu 2: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là

  1. 46,67 gam

  2. 63,64 gam

  3. 32,33 gam

  4. 31,33 gam

 

Câu 3: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH4)2SO4 là

  1. 20%

  2. 21%

  3. 22%

  4. 23%

 

Câu 4: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3 là

  1. 20%

  2. 25%

  3. 30%

  4. 35%

 

Câu 5: Cho 12 gam NaOH vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là

  1. 6,72 lít

  2. 7,40 lít

  3. 8,20 lít

  4. 5,65 lít

 

Câu 6: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là 

  1. 32,33%                            

  2. 31,81%                                            

  3. 46,67%                            

  4. 63,64%             

 

Câu 7: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là 

  1. 2,24 lít                            

  2. 4,48 lít                                            

  3. 22,4 lít                            

  4. 44,8 lít    

 

Câu 8: Cho 0,2 mol NaOH vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là

  1. 2,24 lít

  2. 4,48 lít

  3. 22,4 lít

  4. 44,8 lít

 

Câu 9: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH4)2SO4 là

  1. 42,42 g

  2. 21,21 g

  3. 24,56 g

  4. 49,12 g

 

Câu 10: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là

  1. 32,33%

  2. 31,81%

  3. 46,67%

  4. 63,64%

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

 

Câu 1: Trong công nghiệp, phân lân superphotphate kép được sản xuất theo sơ đồ sau: 

                              Ca3(PO4)2  → H3PO4 →  Ca(H2PO4)2

Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điểu chế được 468kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

  1. 392 kg

  2. 520 kg

  3. 600 kg

  4. 700 kg

 

Câu 2: Superphosphate đơn được sản xuất từ một loại quặng chứa

73% Ca3(PO4)2; 26% CaCO3 và 1% SiO2.

Tỉ lệ phần trăm của P2O5 trong superphosphate đơn là cho trên có giá trị là

  1. 26,75%

  2. 20,35%

  3. 20,5%

  4. 21,64%

 

Câu 3: Phân kali KCl được sản xuất từ quặng sinvilit thường chỉ chứa 50% K2O. % của KCl có trong phân đó là? 

  1. 72,9

  2. 76

  3. 79,2

  4. 75,5

 

Câu 4: Cứ mỗi hecta đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi cần 45kg nito. Như vậy. để cung cấp đủ lượng nitrogen cho đất thì cần phải bón bao nhiêu kg phân ure?

  1. 86,43kg

  2. 80,4kg

  3. 96,43kg

  4. 98,43kg

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. A

2. A

3. D

4. B

5. C

6. D

7. D

8. B

9. D

10. D

11. C

12. B

13. D

14. D

15. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. D

3. C

4. C

5. A

6. B

7. C

8. D

9. B

10. B

11. C

12. C

13. C

14. D

15. A

 

3. VẬN DỤNG

 

1. B

2. A

3. B

4. D

5. A

6. C

7. B

8. B

9. B

10. C

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. D

2. D

3. C

4. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 12: Phân bón hóa học trắc nghiệm hóa học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm hóa học 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 12: Phân bón hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận