Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 4: Dung dịch và nồng độ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 4: Dung dịch và nồng độ. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Chọn đáp án sai

  1. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

  2. Xăng là dung môi của dầu ăn

  3. Nước là dung môi của dầu ăn

  4. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ mol của dung dịch?

  1. Nồng độ mol là số mol chất tan trong một lít dung dịch 

  2. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung dịch 

  3. Nồng độ mol là số mol chất tan trong một lít dung môi

  4. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung môi

 

Câu 3: Nước không thể hòa tan chất nào sau đây

  1. Đường

  2. Muối

  3. Cát

  4. Mì chính

 

Câu 4: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

  1. Nước và đường

  2. Dầu ăn và xăng

  3. Rượu và nước

  4. Dầu ăn và cát

 

Câu 5: Chất tan tồn tại ở dạng

  1. Chất rắn

  2. Chất lỏng

  3. Chất hơi

  4. Chất rắn, lỏng, khí

 

Câu 6: Dung dịch chưa bão hòa là

  1. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

  2. Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi

  3. Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi

  4. Làm quỳ tím hóa đỏ

 

Câu 7: Chọn câu đúng

  1. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

  2. Nước đừơng không phải là dung dịch

  3. Dầu ăn tan được trong nước

  4. Có 2 cách để chất rắn hòa tan trong nước

 

Câu 8: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

  1. Dung môi

  2. Dung dich bão hòa

  3. Dung dich chưa bão hòa

  4. Cả A&B

 

Câu 9: Độ tan là gì

  1. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

  2. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

  3. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định

  4. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

 

Câu 10: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

  1. Nhiệt độ

  2. Áp suất

  3. Loại chất

  4. Môi trường

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Muối tan trong nước là

  1. Cu3(PO4)2

  2. AlPO4

  3. Na3PO4

  4. Ag3PO4

 

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước

  1. Đa số là tăng

  2. Đa số là giảm

  3. Biến đổi ít

  4. Không biến đổi

 

Câu 3: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

  1. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi

  2. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi

  3. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi

  4. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi

 

Câu 4: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

  1. Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch

  2. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch

  3. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch

  4. Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch

 

Câu 5: Xăng có thể hòa tan

  1. Nước

  2. Dầu ăn

  3. Muối biển

  4. Đường

 

Câu 6: Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  1. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch

  2. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch

  3. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch

  4. Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch

 

Câu 7: Muối không tan trong nước là

  1. Na2S

  2. KCl

  3. K2CO3

  4. HgS

 

Câu 8: Chọn kết luận đúng

  1. Muối clorua đều là muối tan

  2. Muối sắt là muối tan

  3. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

  4. BaSO4là muối tan

 

Câu 9: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là

  1. Sắt

  2. Đồng

  3. Nhôm

  4. Na

 

Câu 10: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

  1. Chất tan

  2. Dung môi

  3. Chất bão hòa

  4. Chất chưa bão hòa

 

Câu 11: Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn là

  1. Cho đá vào chất rắn

  2. Nghiền nhỏ chất rắn

  3. Khuấy dung dịch

  4. Cả B&C

 

Câu 12: Cách cơ bản đề nhận biết kim loại chất rắn tan hay không tan là

  1. Quỳ tím

  2. Nước

  3. Hóa chất

  4. Cách nào cũng được

 

Câu 13: Chỉ dùng duy nhất một chất để phân biệt Cu và Ag

  1. Nước

  2. Quỳ tính

  3. AgCl2

  4. NaOH

 

Câu 14: Cho 3 mẫu thử mất nhãn là Fe2O3,CuO, Al2O3. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

  1. Nước, NaOH

  2. NaOH, HCl

  3. CuCl2, NH3

  4. Chất nào cũng được

 

Câu 15: Khi cho đường vào nước rồi đun lên, độ tan của đường trong nước sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Tăng lên

  2. Giảm đi

  3. Không đổi

  4. Không xác định được

 

3. VẬN DỤNG (15 câu)

 

Câu 1: Hòa tan 40g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch đường thu được

  1. 150 gam

  2. 170 gam

  3. 200 gam

  4. 250 gam

 

Câu 2: Hòa tan CuSO4 40% trong 90 gam dung dịch. Số mol cần tìm là

  1. 0,225 mol

  2. 0,22 mol

  3. 0,25 mol

  4. 0,252 mol

 

Câu 3: Độ tan của NaCl trong nước ở 90∘C là 50 gam. Nồng độ % của dung dịch NaCl não hòa ở 90∘C là

  1. 30,33%

  2. 33,33%

  3. 34,23%

  4. 35,42%

 

Câu 4: Hòa tan 300 ml Ba(OH)2 0,4M. Tính khối lượng cuả Ba(OH)2

  1. 20,52 gam

  2. 2,052 gam

  3. 4,75 gam

  4. 9,474 gam

 

Câu 5: Nồng độ mol của dung dịch chứa 25 gam NaOH trong 1250 ml dung dịch là

  1. 0,5 M

  2. 0,25 M

  3. 0,45 M

  4. 1 M

 

Câu 6: Cho 94 gam K2O phản ứng với nước để được dung dịch KOH 5,6%. Khối lượng nước cần dùng là

  1. 1940 gam

  2. 1953 gam

  3. 1906 gam

  4. 1962 gam

 

Câu 7: Dung dich HCl 25% (D = 1,198 g/ml). Tính CM

  1. 8 M

  2. 8,2 M

  3. 7,9 M

  4. 6,5 M

 

Câu 8: Dung dich NaOH 4M (D = 1,43 g/ml). Tính C%

  1. 11%

  2. 12,2%

  3. 11,19%

  4. 11,179%

 

Câu 9: Số mol trong 400 ml NaOH 6M là

  1. 1,2 mol

  2. 2,4 mol

  3. 1,5 mol

  4. 4 mol

 

Câu 10: Tính nồng độ mol của 456 ml Na2CO3 10,6 gam

  1. 0,32 M

  2. 0,129 M

  3. 0,2 M

  4. 0,219 M

 

Câu 11: Hòa tan 50 g đường với nước được dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần cho pha chế dung dịch

  1. 250 gam

  2. 450 gam

  3. 50 gam

  4. 500 gam

 

Câu 12: Hòa tan 20 gam Na2SO3.10H2O vào 128 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

  1. 5%

  2. 4%

  3. 3%

  4. 2%

 

Câu 13: Thể tích nước cần thêm vào 1 lít dung dịch NaOH 1M để được dung dịch có nồng độ 0,1M là

  1. 8 lít

  2. 9 lít

  3. 7 lít

  4. 6 lít

 

Câu 14: Để pha 100g dung dịch BaSO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là

  1. 93 gam

  2. 9 gam

  3. 90 gam

  4. 7 gam

 

Câu 15: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.

  1. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O

  2. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O

  3. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O

  4. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Trộn 20 ml dung dịch NaOH 4% cần phải thêm vào 50 gam dung dịch NaOH 2,5% và bao nhiêu gam dung dịch NaOH 5%?

  1. 0,34M và 0,37M

  2. 0,73M và 0,74M

  3. 0,4M và 0,3M

  4. 0,63M và 0,54M

 

Câu 2: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36g. Khi mới hòa tan 15g NaCl và 50g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?

  1. 3 gam

  2. 40 gam

  3. 5 gam

  4. 9 gam

 

Câu 3: Trộn 500 ml dung dịch KOH 1M với a lít dung dịch KOH 2M để được dung dịch KOH 1,2M. Giá tri của a là

  1. 0,128 lít

  2. 0,129 lít

  3. 0,127 lít

  4. 0,125 lít

 

Câu 4: Đem pha loãng 40 ml dung dịch H2SO4 8M thành 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là

  1. 0,5M

  2. 1M

  3. 1,5M

  4. 2M

 

Câu 5: Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

  1. 75 gam

  2. 89 gam

  3. 80 gam

  4. 62 gam



B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. C

2. A

3. C

4. D

5. D

6. A

7. A

8. B

9. C

10. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. A

3. B

4. A

5. B

6. D

7. D

8. C

9. D

10. B

11. D

12. B

13. C

14. B

15. A

 

3. VẬN DỤNG

 

1. C

2. A

3. B

4. A

5. A

6. C

7. B

8. C

9. B

10. D

11. B

12. A

13. B

14. A

15. C

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. C

2. A

3. D

4. D

5. C



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 4: Dung dịch và nồng độ trắc nghiệm hóa học 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm hóa học 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Hóa học 8 KNTT bài 4: Dung dịch và nồng độ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận