Danh mục bài soạn

Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 5 - Bài 2. Sự biến dạng

Giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 5 - Bài 2. Sự biến dạng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Vật lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học ôn tập, củng cố lại:

- Ôn tập, tổng kết toàn bộ nội dung kiến thức của cả chủ đề “Chuyển động tròn và biến dạng”.

- Luyện tập các kĩ năng tính toán.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chủ đề. Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.

3. Phẩm chất

Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp vật lí và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,..

2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, ôn lại các kiến thức đã học trong chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học trong chủ đề

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, hoạt động nhóm tiến hành thực hiện các yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức chủ đề V. Chuyển động tròn và biến dạng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn hệ thống lại kiến thức đã học của chương và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy và yêu cầu các nhóm trình bày rõ các nội dung sau:

+ Mô tả chuyển động tròn.

+ Độ dịch chuyển góc và tốc độ góc.

Tốc độ và vận tốc của chuyển động tròn đều.

+ Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm.

+ Biến dạng nén, biến dạng kéo.

+ Đặc tính của lò xo.

+ Định luật Hooke và ứng dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- Ôn tập nội dung kiến thức của cả chủ đề.

Luyện tập, củng cố các kĩ năng tính toán.

b) Nội dung: GV chiếu các câu hỏi, HS vận dụng các kiến thức đã học để lựa chọn đáp án đúng.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu các câu hỏi:

Câu 1: Một chiếc tàu thủy neo tại một nơi trên đường xích đạo. Tính tốc độ góc và tốc độ của tàu thủy trong hệ quy chiếu gắn với tâm Trái Đất. Coi Trái Đất hình cầu có bán kính R= 6400 km và chu kỳ tự quay của Trái Đất T= 24 giờ

Câu 2: Hỏa tinh quay quanh Mặt Trời một vòng hết 687 ngày, ở khoảng cách 2,3.  m . Khối lượng của Hỏa Tinh. Khối lượng của Hỏa Tinh là 6,4 . kg. Tính:

a, Tốc độ trên quỹ đạo của Hỏa Tinh.

b, Gia tốc hướng tâm của Hỏa Tinh.

c, Lực hấp dẫn mà Mặt Trời tác dụng lên Hỏa Tinh.

Câu 3: Một viên đá có khối lượng 0,2 kg được buộc  vào sợi dây dài 30cm và quay thành hình tròn  trong mặt phẳng ngang. Biết rằng, sợi dây đứt khi căng dây vượt quá 0,8 N. Tính tốc độ tối đa mà viên đá được quay mà sợi dây vẫn chưa bị đứt.

A picture containing diagram

Description automatically generated

Câu 4: Một vật chuyển động tròn với tốc độ không đổi. Các đại lương: tốc độ, động năng, động lượng, lực hướng tâm , gia tốc hướng tâm (theo cả độ lớn và chiều) thay đổi như thế nào khi vật chuyển động trên đường tròn quỹ đạo ?

Câu 5: Một lò xo có độ cứng 25N/m. Đặt lò xo thẳng đứng. Cố định đầu dưới của lò xo. Đầu trên của lò xo gần với vật có khối lượng xác định. Lò xo bị nén 4 cm. Tìm khối lượng của vật. Lấy g= 9,8 m/.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đưa ra đáp án:

C1.Đổi 6400 km= 6 400 000 m24h   = 86400 s

Tốc độ của tàu là : v=  = 465,42 (m/s)
Tốc độ góc của tàu là:  =  =7,27 .  (rad/s)

C2.T=687 ngày= 59 356 800 s

a, Tốc độ trên quỹ đạo của Hỏa Tinh là:
v=  = 24346,53 m/s 

b, Gia tốc hướng tâm của Hỏa Tinh là: 

a= =   =2,58.  (m/)

c, Lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên Hỏa Tinh là:

F= m.a= 6,4 .1023 .2,58.  = 1,65.  (N)

C3. Đổi 30cm= 0,3m

Ta có: F=  (m/s)

Tốc độ tối đa mà viên đá được quay mà sợi dây vẫn chưa bị đứt là  (m/s)

C4.Khi vật chuyển động tròn với tốc độ không đổi:

+ Động năng không đổi về độ lớn, là đại lượng vô hướng.

+ Động lượng không đổi về độ lớn, có hướng cùng hướng với vận tốc tại mỗi điểm.

+ Lực hướng tâm có độ lớn không đổi nhưng liên tục đổi chiều, hướng luôn hướng về tâm quỹ đạo chuyển động.

+ Gia tốc hướng tâm có độ lớn không đổi, có cùng hướng với lực hướng tâm(luôn hướng về tâm quỹ đạo).

C5.Lò xo bị nén là do trọng lượng của vật nén xuống.

Khi vật nằm tại vị trí cân bằng, độ lớn lực đàn hồi của lò xo bằng với trọng lượng của vật khi đó:

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án vật lý 10 cánh diều, soạn mới giáo án vật lý 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án vật lý 10 cánh diều Chủ đề 5 - Bài tập chủ đề 5
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 5 - Bài 2. Sự biến dạng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án vật lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận