Danh mục bài soạn

Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài tập chủ đề 4

Giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài tập chủ đề 4 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Vật lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Ôn tập, tổng kết toàn bộ nội dung kiến thức của cả chủ đề “Động lượng”.

- Luyện tập các kĩ năng tính toán, phân tích đuọc các hiện tượng thực tiễn dựa vào cơ sở khoa học.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chủ đề. Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.

3. Phẩm chất

Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp vật lí và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,..

2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, ôn lại các kiến thức đã học trong chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học trong chủ đề 4. Động lượng.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, hoạt động nhóm tiến hành thực hiện các yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức chủ đề IV. Động lượng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn hệ thống lại kiến thức đã học của chương và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy và yêu cầu các nhóm trình bày rõ các nội dung sau:

+ Động lượng, định luật bảo toàn động lượng.

+ Hệ kín và sự thay đổi động lượng trong hệ kín.

+ Phân biệt 2 loại va chạm và lấy được ví dụ minh họa.

Sự thay đổi động lượng, năng lượng sau va chạm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Ôn tập nội dung kiến thức của cả chủ đề.

Luyện tập, củng cố các kĩ năng tính toán.

b) Nội dung: GV chiếu các câu hỏi, HS vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra đáp án đúng.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu các câu hỏi:

Câu 1: Một quả bóng được tăng tốc dưới tác dụng của trọng lực khi lăn xuống một mặt phẳng nghiêng cố định. Động lượng của quả bóng có được bảo toàn trong quá trình này không ? Giải thích.

Câu 2: Xác định động lượng trong các trường hợp sau: 

a, Con dê có khối lượng 60 kg đang chuyển động về hướng đông với vận tốc 9m/s.
b, Ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động theo hướng bắc với vận tốc 20 m/s.
c, Một người có khối lượng 40 kg đang chuyển động về hướng nam với vận tốc 2 m/s.

Câu 3: Một quả cầu khối lượng 2kg, chuyển động với tốc độ 3,0 m/s, đập vuông góc vào tường và bị bật ngược trở lại với cùng tốc độ. So sánh động lượng và động năng trước và sau va chạm. 

Câu 4: Một ô tô khối lượng 900 kg khởi hành từ trạng thái nghỉ có gia tốc không đổi là 3,5 m/ .Tính động lượng của ô tô sau khi nó đi được quãng đường 40 m.

Câu 5: Một quả bóng bida khối lượng 0,35 kg va chạm vuông góc vào mặt bàn bida và bật ra cũng vuông góc. Tốc độ của nó trước khi va chạm là 2,8 m/s và tốc độ sau khi va chạm là 2,5 m/s. Tính độ thay đổi động lượng quả các quả bida.

Câu 6: Môt quả bóng golf có khối lượng 0,046 kg. Tốc đô của quả bóng ngay sau khi mới rời khỏi gây golf là 50m/s. Gậy đánh golf tiếp xúc với bóng trong thời gian 1,3 mili giây. Tính lưc trung bình do gậy đánh golf tác dung lên quả bóng. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện 1 HS lên bảng trình bày câu trả lời cho mỗi bài tập.

- Các HS khác chú ý hoàn thành bài, theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng.

TL:

C1: Trong trường hợp này động lượng quả quả bóng không được bảo toàn.Động lượng của quả bóng tăng do tác động của trọng lực.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án vật lý 10 cánh diều, soạn mới giáo án vật lý 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án vật lý 10 cánh diều Chủ đề 4 - Bài tập chủ đề 4
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài tập chủ đề 4 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án vật lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận