Danh mục bài soạn

Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)

Giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (3 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Vật lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 1. ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.

·      Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi động lượng của vật).

·      Thực hiện thí nghiêm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

·      Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.

·       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định nhiệm vụ và hoạt động của bản thân – phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

·      Năng lực nhận thức vật lí:

+ Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng từ tình huống thực tế.

+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

·      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.. 

- Trung thực: Tự giác thực hiện đúng các yêu cầu trong quá trình thực hiện thí nghiệm và xử lí số liệu trung thực, chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

·      SGK, SGV, Giáo án.

·      Tranh ảnh/ video về hiện tượng va chạm, thiết bị thực hành như đồng hồ, cổng quang điện… (nếu có).  

·      Máy tính, máy chiếu (nếu có).

·      Các mẫu phiếu tổ chức hoạt động nhóm.

2. Đối với học sinh:

·      Sách giáo khoa

·      Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú cho HS, đồng thời hướng HS cảm nhận được có sự truyền lượng giưa hai vật trong sự va chạm, là cơ sở tìm hiểu khái niệm mới là Động lượng.

b. Nội dung: GV cho HS xem video va chạm ô tô. Sau đó đặt vấn đề như hoạt động mở đầu bài học như trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được một số đặc điểm của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem video va chạm ô tô https://www.youtube.com/watch?v=9HULlvpBm7g, sau đó đặt vấn đề như phần mở đầu trong SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Sự va chạm giữa các ô tô khi tham gia giao thông, có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái của xe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người ngồi trong xe. Để nâng cao độ an toàn của ô tô, giảm hậu quả của lực tác dụng lên người lái, cần phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với ô tô bị va chạm khi đang chuyển động. Những đặc điểm nào của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm?

Sự va chạm giữa các ô tô khi tham gia giao thông, có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái của xe

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho yêu cầu mà GV đưa ra.  

TL:

Những đặc điểm về khối lượng, vận tốc, hình dáng, chất lượng, chất liệu của ô tô sẽảnh hưởng đến hậu quả va chạm:

+ Khối lượng ô tô lớn, mức quán tính lớn sẽ khó thay đổi hướng cung như vận tốc khi gặp va chạm.

+ Ô tô chuyển động với tốc độ cao, khi gặp sự cố bất ngờ sẽ khó hãm phanh.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án vật lý 10 cánh diều, soạn mới giáo án vật lý 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án vật lý 10 cánh diều Chủ đề 4 - Bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 4 - Bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án vật lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận