Danh mục bài soạn

Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 3 - Bài 1. Năng lượng và công (5 tiết)

Giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 3 - Bài 1. Năng lượng và công (5 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Vật lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 1. NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG (5 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1J=1Nm).

·      Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.

·      Trình bày được ví dụ đơn giản có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.

·      Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất.

·      Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·       Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực – luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm. 

·       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định nhiệm vụ và hoạt động của bản thân – phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

·      Năng lực nhận thức vật lí:

+ Nêu được khái niệm công, biểu thức tính công, đơn vị đo công.

+ Nêu được khái niệm công suất, biểu thức tính công suất, đơn vị đo công suất.

+ Vận dụng được mối liên hệ công suất với lực và vận tốc.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống liên quan đến năng lượng và công suất.  

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

·      SGK, SGV, Giáo án.

·      Tranh ảnh/ video về động cơ hơi nước. 

·      Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

·      Sách giáo khoa

·      Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem video động cơ hơi nước https://www.youtube.com/watch?v=mYGOqMEMXPU, video về nguyên tắc hoạt động của máy hơi nước Link video,kết hợp với đọc thông tin SGK phần mở đầu, GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ đâu? Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng cách nào?

- Sau đó, GV đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện: Kể tên các dạng năng lượng xung quanh chúng ta. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác? 

- Tiếp đến, GV yêu cầu HS đọc mục Công (trang 80, SGK), thảo luận nhóm đôi về từ “công” với nghĩa khoa học trong các tình huống thực tế (bảng 1.1, SGK)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu mà GV đưa ra.  

TL:

- Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ việc nhận năng lượng từ hơi nước, hơi nước nhận năng lượng từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá.

- Theo những gì quan sát được từ video, năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng cách tương tác: than đá được đốt cháy tỏa ra nhiệt năng, làm sôi nước để tạo ra hơi nước giúp động cơ hoạt động, xe lửa di chuyển được.

- Các dạng năng lượng xung quanh chúng ta: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước,…

- Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác:

+ Người nông dân nâng bao thóc từ mặt đất lên vai. Khi đó, người nông dân đã tác dụng lực, truyền năng lượng cho bao thóc làm cho bao thóc thay đổi độ cao.

+ Khi ta dùng bàn là để ủi áo quần thì năng lượng nhiệt được truyền từ bàn là sang làm cho áo quần phẳng hơn.

+ Ta dùng tay để đẩy quyển sách thì ta đã truyền năng lượng cho quyển sách làm nó di chuyển.

- Bảng 1.1 đã ghi chi tiết.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đưa ra nhận xét: Trong thực tế, từ “công” được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Với ý nghĩa khoa học thì công được hiểu là sự truyền năng lượng cho vật khi có lực tác dụng làm vật dịch chuyển theo phương của lực.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài học bài 1. Năng lượng và công.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Suy luận biểu thức tính công.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án vật lý 10 cánh diều, soạn mới giáo án vật lý 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án vật lý 10 cánh diều Chủ đề 3 - Bài 1. Năng lượng và công (5 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Vật lý 10 Cánh diều Chủ đề 3 - Bài 1. Năng lượng và công (5 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án vật lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận