Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT Chủ đề chung 2: Đô thị: lịch sử và hiện tại

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối tri thức chủ đề chung 2: Đô thị: lịch sử và hiện tại được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ CHUNG 2. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể).

-       Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

2. Năng lực

Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự họcbiết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

Năng lực địa lí:

·      Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

·      Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

Trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại, kế thừa và phát huy trong công cuộc phát triển đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh, tư liệu, video về một số nội dung trong bài học.

2. Đối với học sinh

SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đếnbài học (nếu có).

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.

b. Nội dung:

- GV sử dụng hình ảnh hội chợ thời trung đại và ngân hàng thời hiện đại, hỏi HS: Các em có biết mối liên hệ giữa hai hình ảnh này là gì không?

- Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV dẫn dắt vào bài học mới.

c. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với hiểu biết của bản thân, phát biểu suy nghĩ của mình.

- Sự tò mò, hứng thú của HS với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS quan sát hình ảnh hội chợ thời Trung Đại và ngân hàng thời hiện đại và đặt câu hỏi: Các em có biết mối liên hệ giữa hai hình ảnh này là gì không?

 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu  Người dân gửi tiền nhiều nhất vào ngân hàng nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HSphát biếu ý kiến.

Các hội chợ thời Trung Đại là tiền đề cho các ngân hàng hiện đại sau này vì ở các hội chợ thời xưa đã xuất hiện những quầy đổi tiền.

- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các hội chợ thời trung đại là nơi trao đổi buôn bán hàng hoá, nơi gặp gỡ, giao lưu của những thương nhân đến từ nhiều vùng đất khác nhau. Trong các hội chợ đó, đã xuất hiện những quây đổi tiền, ở đó có các bàn dài để các thương nhân ngồi đổi tiền. Từ “ban-ca” nghĩa là cái bàn đài, sau này trở thành từ “bank” trong tiếng Anh. Đó chính là hình thức tiền thân của các ngân hàng hiện đại. Vậy các thành thị từ thời cổ đại đến thời trung đại đã được hình thành và phát triển ra sao? Những hoạt động kinh tế chủ yếu của các thành thị đó và vai trò của giới thương nhân thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay– Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Đô thị và sự hình thành các nền văn minh cổ đại

a. Mục tiêu:

Trình bày được những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại.

- Chỉ ra được vai trò của các đô thị trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại.

b. Nội dung:

GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Đông.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Tây.

- Các nhóm đọc thông tin mục 1 và quan sát hình ảnh (SGK tr.171-172) và hoàn thành các thông tin trong bảng:

 

Các đô thị cổ đại phương Đông

Các đô thị cổ đại phương Tây

Điều kiện hình thành

 

 

Mối quan hệ với các nền văn minh cổ đại

 

 

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu và phân tích được sự khác biệt về điều kiện địa lí và lịch sử để hình thành các thành thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây.

- HS phân tích được vai trò của các thành thị đối với những nền văn minh cổ đại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Đông.

Nhóm 2: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Tây.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.171-172).

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau:

Trường:…………..

Lớp:………………

PHIẾU BÀI TẬP

Thời gian làm bài: 10 phút

Nhóm: …

 

Các đô thị cổ đại phương Đông

Các đô thị cổ đại phương Tây

Điều kiện hình thành

 

 

Mối quan hệ với các nền văn minh cổ đại

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

Hình 2. Đô thị cổ Mô-hen-giô Đa-rô (phục dựng): Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật trên quy mô lớn ở Mô-hen-giô Đa-rô (thuộc Pa-ki-xtan ngày nay) trên diện tích khoảng 100 km2 chia thành hai khu đông - tây. Khu đông là phố phường lớn, khu tây là thành quách. Trong thành có kho thóc xây bằng gạch và những công trình kiến trúc dùng để tắm rửa gọi là “Hồ khe lớn”. Kho thóc rất lớn khiến mọi người kinh ngạc. Điều này chứng tỏ: Mô-hen-giô Đa-rô là một đô thị lớn.Nhà cửa xây bằng gạch đá đốt qua lửa. Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất là ở đây có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Ngoài ra, Mô-hen-giô Đa-rô còn có rất nhiều cảng sông thông với sông Ấn và biển Ả Rập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS khai thác thông tin trong mục 1, quan sát hình ảnh (SGK tr.171-172), thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các thành viên trong nhóm bổ sung ý kiến (nếu có).

- Nhóm còn lại lắng nghe và ghi chép.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV thu lại phiếu bài tập của các nhóm để cho điểm.

GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về đô thị và sự hình thành nền văn minh cổ đại.

1.Đô thị và sự hình thành nên văn minh cổ đại

-  Ở phương Đông:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN đến thiên niên kỉ II TCN, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi như: sông Nin (ở Ai Cập), sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát (ở Lưỡng Hà), sông Ấn, sông Hằng (ở Ấn Độ),... đã có cư dân tập trung sinh sống.

+ Người dân canh tác nông nghiệp trên những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm,...

 

 + Do sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dân mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động

 => hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phít (ở Ai Cập), Mô-hen-giô Đa-rô (ở Ấn Độ),…

 

- Ở phương Tây:

+ Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm, tuy nhiên, lại có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng.

=> Chính những hải cảng này đã trở thành trung tâm của các đô thị.

- Do sống gần biển, có nhiều mỏ khoáng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

- Mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại:

+ Tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của các nền văn minh cổ đại.

+ Hầu hết đô thị ở phương Đông là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và

giao thông của các quốc gia cổ đại. Những đô thị cổ gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

+ Các đô thị ở phương Tây cổ đại đều đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước, đồng thời cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối chủ đề chung 2 Đô thị: lịch sử và hiện tại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT Chủ đề chung 2: Đô thị: lịch sử và hiện tại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận