Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 15: Nước Đại Ngu Thời Hồ (1400 – 1407)

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối tri thức bài 15: Nước Đại Ngu Thời Hồ (1400 – 1407) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 15: NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ (1400 – 1407)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

-       Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của cải cách Hồ Quý Ly đối với xã hội thời nhà Hồ.

-       Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về nước Đại Ngu thời Hồ.

·      Vận dụng hiểu biết về nước Đại Ngu thời Hồ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.

3. Phẩm chất

-       Tự hào và trân trọng về những giá trị của lịch sử dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước.

-       Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và quảng bá lịch sử văn hoá Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Tập bản đồ Lịch sử Địa lí 7 - phần Lịch sử.

-       Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Nước đại ngu thời Hồ (1400 -1407).

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nước đại ngu thời Hồ (1400 -1407).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh Thành nhà Hồ; HS quan sát và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS nêu một vài hiểu biết của bản thân về Thành nhà Hồ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Em có biết hình ảnh này nói với di sản nào không?

+ Nêu một vài hiểu biết của em về di sản này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

+ Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhà Trần với Hào khí Đông A đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên, xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh. Nhưng đến cuối thời Trần, xã hội xảy ra nhiều biến động, giặc ngoại xâm lại lâm le xâm phạm bờ cõi, đất nước đứng trước nhiều thử thách cam go. Nhà Hồ được thành lập thay thế nhà Trần. Nhà Hồ đã làm gì để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đắt nước và kháng chiến chống ngoại xâm? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Nước Đại ngu thời nhà Hồ (1400 – 1407).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự thành lập nhà Hồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự thành lập nhà Hồ. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, mục Em có biết, quan sát Hình 1 SGK tr.74, 75, làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sự thành lập nhà Hồ. 

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.74, 75, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nhà Hồ được thành lập như thế nào?

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

+ Tình hình nhà Trần và giời quý tốc Trần nửa sau thế kỉ XIV như thế nào?

+ Vì sao cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thời kì này?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh đền thờ Chu Văn An ở Hà Nội hoặc Hải Dương và ảnh chụp tượng Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám:  Dưới triều vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An - vị quan thanh liêm, cương trực từng dâng sớ chém bảy gian thần nhưng không được chấp nhận. Ông liền từ quan về ở ấn và dạy học ở Chí Linh (Hải Dương).

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát Hình 1:

+ Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397 nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh lâu dài, còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

+ Thành nhà Hồ gồm ba bộ phận: La thành, Hào thành và Hoàng thành. Cổng phía Nam là cổng chính, có ba cửa. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5 - 6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8 - 1402. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tỉnh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. + Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa?

à GV chia HS thành hai nhóm đại diện cho hai trường phái quý tộc cuối thời Trần: Một nhóm đồng ý dời đô và một nhóm không đồng ý dời đô, thảo luận và tranh biện về việc tại sao phải chuyển đô vào Thanh Hoá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin mục 1, mục Em có biết, quan sát Hình 1 SGK tr.74, 75, làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày sự thành lập nhà Hồ. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Sự thành lập nhà Hồ

- Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần ngày càng suy yếu, tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi hưởng lạc, khiến nhân dân bất bình.

+ Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Hà Nội.

+ Những cuộc tấn công của Chăm-pa ra Thăng Long càng làm cho triều Trần thêm rệu rã.

- Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hoá. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn). Triểu Hồ chỉ tổn tại trong 7 năm với hai đời vua là Hồ Quý Ly (1400) và Hồ Hán Thương (1400 - 1407).

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối bài 15 Nước Đại Ngu Thời Hồ (1400 – 1407)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 15: Nước Đại Ngu Thời Hồ (1400 – 1407) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận