Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 18: Vương Quốc Chăm-Pa Và Vùng Đất Nam Bộ Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối tri thức bài 18: Vương Quốc Chăm-Pa Và Vùng Đất Nam Bộ Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

-       Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử về bài Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

·      Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

3. Phẩm chất

-       Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Chăm-pa, của cư dân sinh sống ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI để lại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Phiếu hoc tập dành cho HS.

-       Lược đồ Vương quốc Chăm-pa phóng to.

-       Lược đồ vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ngày nay.

-       Video về một số thành tựu văn hóa Chăm-pa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và video về điệu múa Chăm; HS quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm học tập: Hiểu biết của HS về điệu múa Chăm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về điệu mua Chăm:

https://www.youtube.com/watch?v=G05xdvfeHd4

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một vài hiểu biết của em về điệu múa Chăm-pa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Múa Chămpa là một bộ phân độc đáo trong di sản văn hóa Chăm-pa. Múa tạo không khí linh thiêng, vui tươi, sinh động cho lễ hội. Từ lễ hội, họ đã sáng tạo ra những điệu múa dân gian để phục vụ chính mình. Múa dân gian phản ánh quá trình sinh hoạt, lao động của người Chămpa.

+ Các vũ nữ đầu đội mũ chóp nhiều tầng, thân hình uyển chuyển, đôi tay họ vươn lên, quanh bụng quấn sampót nhiều lớp, tà bay uốn lượn, hai chân nhún nhảy, chân phải hơi co lên, chân trái nhún hất về sau. Khi múa tập thể, các vũ nữ chống nhẹ tay phải của họ vào hông mình, tay trái giơ cao, gắn kết lại thành một tư thế thể hiện vẻ đẹp đầy sinh lực. Ở điệu múa cá nhân, người vũ nữ luôn choàng khăn mỏng, hai tay vòng lên đỉnh đầu kéo theo dãi voan, hai chân chùng xuống đất đều, trọng lượng cơ thể dồn vào mũi chân. Màu vàng hay màu hồng là trang phục chính của các vũ nữ Chăm-pa.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, ở khu vực miền Trung là giai đoạn phát triển rực rỡ của Vương quốc Chăm-pa, dưới sự trị vì của triều đại Vi-giay-a. Sau đó, vương quốc này dần suy yếu. Trong khi đó, ở khu vực Nam Bộ, sau sự sụp đổ của Vương quốc Phù Nam, vùng đất này thuộc quyền quản lí của Chân Lạp. Thời kì này, Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, để rồi từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử văn hoá Việt Nam thống nhất. Chúng ta tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giới thiệu được diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa.

- Trình bày được những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Trình bày những nét chính về văn hóa của Vương quốc Chăm-pa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5, thảo luận theo nhóm và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở diễn biến chính về chính trị những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 2, đọc thông tin mục 1a SGK tr.91 và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XI.

- GV giải thích cho HS:

+ Tình hình Giay-a-vác-man VII của Vương quốc Cam-pu-chia trong thời đỉnh cao - thời kì Ăng-co (trị vì từ năm 1181 đến năm 1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm-pa và giành lại kinh đô Ya-sô-dha-ra-pu-ra. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm-pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm-pa. Vua In-đra-vác-man II kế vị, Cam-pu-chia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, Chăm-pa đã giành lại độc lập.

+ Nhiều vùng đất tách khỏi quyền kiểm soát chính quyền trung ương hoặc được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt trong khoảng từ giữa thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVI thông qua con đường hôn nhân như giữa vua Chế Mân với Công chúa Huyền Trân,...

- GV mở rộng kiến thức cho HS và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát lược đồ, đọc thông tin và trình bày hiểu biết của em về kinh đô Vi-giay-a.

+ GV cho HS chỉ trên lược đồ kinh đô Vi-giay-a và biết được vị trí ngày nay thuộc tỉnh nào của Việt Nam.

(Dấu ấn còn lại kinh đô này (Vi-giay-a còn gọi là Đồ Bàn (Chà Bản), nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) là tên kinh đô của Chăm-pa trong suốt năm thế kỉ (từ năm 999 đến 1471). Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, tạo nên một phong cách riêng - phong cách Bình Định, hiện nay còn lại là tám ngôi tháp, trong đó có tháp Cánh Tiên).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 1b – Tình hình kinh tế, quan sát Hình 3 SGK Tr.92 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa.

+ Hoạt động nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3: Đây là một hiện vật gốm của Chăm-pa (thế kỉ XV) được khai quật trên con tàu cổ ở Cù Lao Chàm những năm 1997 - 1999, Bình gốm này cùng với rất nhiều hiện vật khác thời Lê sơ đang trên đường xuất khẩu sang nhiều nước khác. Với chất men gốm mịn và đẹp, hình dáng bình gốm thanh thoát,... chiếc bình là hiện thân của đôi bàn tay tài hoa, kĩ thuật chế tác gốm điêu luyện của người Chăm xưa.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1b – Tình hình văn hóa, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.92, 93 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về văn hóa ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực văn hóa

Những nét chính

Tôn giáo, tín ngưỡng

 

Chữ viết

 

Kiến trúc, điêu khắc

 

Ca múa nhạc

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4, 5:

+ Hình 4: Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô-klong Ga-rai được Chế Mân cho xây dựng để thờ Pô-klong Ga-rai - vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm, khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt. Ông được người Chăm coi như một vị vua - tối thượng thần (Shi-va) và được thờ phụng trong tháp đến nay. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật này được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.

+ Hình 5: Phù điêu có niên đại thế kỉ XI, được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành (nay thuộc khu vực Châu Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) trong quá trình người dân khai thác đất tại đây. Hiện nay, phù điêu được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Bình Định và đã được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2020. Phù điêu thể hiện trình độ kiến trúc - chạm khắc tinh xảo và đời sống tinh thần phong phú của người Chăm xưa.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa:

 

 

 

 

 

 

Văn bản chữ Chăm truyền thống

 

 

 

 

 

 

 

Đền tháp Dương Long (Bình Định)

 

 

 

 

 

 

 

Kèn Sa-ra-na

Múa Áp-sa-ra

https://www.youtube.com/watch?v=1WR_f7ACXDo

- GV mơ rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã được tìm hiểu về thành tựu văn hoá Chăm-pa tử thế kỉ II đến thế kỉ X, em có nhận xét gì về thành tựu văn hoá giữa hai thời kì?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5, thảo luận theo nhóm và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa.

+ Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

+ Những nét chính về văn hóa của Vương quốc Chăm-pa.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

- Năm 988, một quý tộc người Chăm đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa. Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a.

- Từ năm 988 đến năm 1220:

+ Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bác.

+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.

+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm” khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.

- Từ năm 1220 đến năm 1353: thời kì thịnh đạt nhất của Vương triểu Vi-giay-a. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,.

- Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

 

- Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tình hình kinh tế, văn hóa

* Tình hình kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đáp đập thuỷ lợi.

- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như: trầm hương, long não, sừng tê giác, ngà voi, hồ tiêu,... Đánh bắt hải sản được phát triển từ trước, đến thời kì này vẫn là một nghề quan trọng của cư dân Chăm-pa.

- Thương mại đường biển ở Vương quốc Chăm-pa vẫn được phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng được mở rộng như Đại Chiêm (Quảng Nam) hoặc xây dựng mới như: Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định),...

- Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, nhất là sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đổ trang sức, đóng thuyền. Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định),...

* Tình hình văn hóa

 

Đính kèm bảng kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động.

à Thành tựu văn hoá Chăm-pa thời kì này có sự phát triển trên cơ sở nền tảng của những giá trị được tạo dựng được từ thời kì trước. Tuy nhiên, vẫn có những nét đặc trưng riêng mang dấu ấn lịch sử riêng của thời k

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối bài 18 Vương Quốc Chăm-Pa Và Vùng Đất Nam Bộ Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 18: Vương Quốc Chăm-Pa Và Vùng Đất Nam Bộ Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận