Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 14: Ba Lần Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Mông - Nguyên

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối tri thức bài 14: Ba Lần Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Mông - Nguyên được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Lập được sơ đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

-       Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt.

-       Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi bài Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

 

·      Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

·      Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Phiếu học tập dành cho HS.

-       Lược đồ các cuộc kháng chiến treo tường.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về dòng sông Bạch Đằng, Khu di tích Bạch Đằng Giang; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày những hiểu biết của bản thân về những sự kiện lịch sử và những vị anh hùng dân tộc gắn với dòng sông Bạch Đằng.

d. Tổ chức thực hiện :

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh dòng sống Bạch Đằng, Khu di tích Bạch Đằng Giang,yêu cầu HS làm vệc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Em có biết sông Bạch Đằng đã từng gắn với những sự kiện lịch sử nào và với những vị anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?

+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sông Bạch Đằng và sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Sông Bạch Đằng đã từng gắn với những sự kiện lịch sử và với những vị anh hùng trong lịch sử dân tộc:

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán.

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược.

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

à Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên: đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã (Quảng Yên, Quảng Ninh). Đặc biệt khu di tích đền Tràng Kênh ở Hải Phòng thờ cả ba vị anh hùng nói trên.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:Vào thế kỉ XIII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiêu nước ở khắp lục địa Á - Âu. Quốc gia Đại Việt cũng không nằm ngoài con đường chinh phạt của đề chế này. Quân dân Đại Việt đã chuẩn bị và tô chức đánh giặc như thế nào? Vì sao Đại Việt lại ba lần giành thắng lợi trước một đề chế lớn như thế? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông  - Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1, sơ đồ, đọc mục Em có biết SGK tr.68. 69, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của đế chế Mông Cổ: Thế kỉ XII, các bộ lạc du mục (Thát Đát, Tác-ta) bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Ngay trong quá trình thống nhất, Mông Cổ đã tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ.

 

“Nỗi sợ hãi ghê gớm trước đội quân dã man (Mông Cổ, sau năm 1279 là quân Mông - Nguyên) lan tận các nước xa xôi, không những ở Pháp mà ở cả Tây Ban Nha, là những nơi từ trước tới nay chưa hề biết đến cái tên Tác-ta”

(Theo Biên niên sử của tu viện thành Pan-ta-lê-on ở Cô-lôn)

“..Không còn một dòng suối

một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta

Không còn một ngọn núi

một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta giày xéo”

(Thơ của nhà thơ Phơ-rích- người Ác-mê-ni, dẫn theo Hà Văn Tấn, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, 1972, tr. 38).

- GV chỉ cho HS rõ trên bản đồ phạm vi thống trị của đế quốc Mông - Nguyên từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương bao gồm những quốc gia bị đô hộ và kết luận: Đại Việt đứng trước nguy cơ bị quân Mông – Nguyên xâm lược là không thể tránh khỏi.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.68 và đặt câu hỏi: Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế lực mạnh của quân Mông Cổ, thái độ của Vương triều Trần và quân dân Đại Việt như thế nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 1 SGK tr.68 và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ trên lược đồ Hình 1 và trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

 

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi, đọc Tư liệu liệu 1 và trả lời câu hỏi: Câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần?

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1, sơ đồ, đọc mục Em có biết SGK tr.68. 69, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ cuối năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí

 

 

 

- Diễn biến:

+ Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt .

+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống” quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một toà thành trống rỗng.

+ Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hoá (khu vực Yên Bái, Lào Cai ngày nay) lại bị dân binh địa phương chặn đánh.

+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

- Câu nói đó đã thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc và bộc lộ niềm tin chiến thắng của quân dân nhà Trần.

 

 

- Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, nhưng Vương triều Trần và quân dân Đại Việt không hề run sợ, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chuẩn bị và tổ chức kháng chiến. Với tinh thần chống xâm lược đến cùng và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo và tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược, quân Mông Cổ đã bị đánh bại trong vòng chưa đầy một tháng.

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 kết nối, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 kết nối bài 14 Ba Lần Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Mông - Nguyên
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 KNTT bài 14: Ba Lần Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Mông - Nguyên . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận