Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ CHUNG 2. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại.

-       Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

- Năng lực riêng:

●       Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết đọc thông tin trên lược đồ, biểu đồ; Giải mã và bước đầu khai thác được tư liệu hình ảnh và chữ viết có trong bài học.

●       Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

+  Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một số đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể).

Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

Trình bày được vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

●       Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

  + Sử dụng kiến thức về các thành phố cổ đại, đánh giá những tác động hay sự ảnh hưởng của nó đối với thế giới ngày nay.

+ Vận dụng kiến thức lịch sử về cấu trúc của các thành phố cổ đại, rút ra bài học cần thiết cho sự phát triển của vùng đất em đang sống (cần học hỏi gì từ người xưa).

+ Vận dụng kiến thức lịch sử về vai trò của thương nhân và tổ chức thương mại Hanseatic để giải thích những vấn đề thời sự đang diễn ra trong nước và trên thế giới, ví dụ: sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất

nước; vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Tôn trọng di sản của những thành phố trong lịch sử, những toà nhà cổ, những con đường cổ, tinh thần doanh nhân,... để kế thừa và phát triển.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Các hình ảnh SGK phóng to.

- Tranh ảnh, tư liệu, video liên quan đến nội dung trong bài học.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu GV yêu cầucầu).

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.

b. Nội dung: GV sử dụng phần mở đầu SGK tr.187 đặt câu hỏi gợi mở cho HS, dẫn dắt HS vào bài học mới.

c. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với hiểu biết của bản thân, phát biểu suy nghĩ của mình.

- Sự tò mò, hứng thú của HS với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đưa ra tình huống dẫn dắt: Cách ngày nay khoảng 6 000 năm, thế giới chỉ có một vài thành phố với số dân không đến 100 000 người sinh sống. Điều đó quả là khác xa với hiện tại.

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS: Em thấy cuộc sống hiện tại ở các đô thị lớn như thế nào? Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cuộc sống ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân.

- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra quan điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS phát biểu ý kiến.

- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở bài học hôm nay - Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại, các em sẽ tìm hiểu về lịch sử đô thị thời kì cổ trung đại: những điều kiện địa lí — lịch sử nào đã góp phần vào sự hình thành, phát triển của các đô thị? Giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ ra sao? Giới thương nhân có vai trò gì trong sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại?

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đô thị và sự hình thành các nền văn minh cổ đại

a. Mục tiêu:

- Trình bày được những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại.

- Chỉ ra được vai trò của các đô thị trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nghiên cứu thông tin và các hình ảnh tư liệu (SGK tr.187 – 189):

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Đông.

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- HS làm việc nhóm, phân tích các tư liệu, sau đó thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu và phân tích được sự khác biệt về điều kiện địa lí và lịch sử để hình thành các thành thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây.

- HS phân tích được vai trò của các thành thị đối với những nền văn minh cổ đại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

●       Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các đô thị cổ đại phương Đông.

- Đọc thông tin và khai thác các tư liệu SGK, sau đó thực hiện các yêu cầu:

+ Quan sát hình 2.2, nêu những tác động của điều kiện tự nhiên đối với lịch sử các đô thị phương Đông (thời gian, địa điểm).

+ Bức phù điêu 2.3 cho chúng ta những thông tin gì? Ghi chú những gì nhìn thấy trong bức phù điêu.

+ Bức phù điêu thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực gì của nền văn minh Lưỡng Hà.

- Từ đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Đông.

2. Đô thị có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của văn minh cổ đại phương Đông? Điều đó thể hiện như thế nào qua trường hợp các đô thị của Lưỡng Hà.

●       Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- Đọc thông tin và khai thác các tư liệu SGK, sau đó thực hiện các yêu cầu:

+ Dựa vào tư liệu 2.4, cho biết những hình vẽ căn bản trên sơ đồ.

+ Dựa vào tư liệu 2.5, cho biết chi tiết quan trọng trong hình vẽ phản ánh đời sống kinh tế của thành Rô-ma cổ đại.

- Từ đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị phương Tây cổ đại.

2. Đô thị A-ten và Rô-ma có vai trò như thế nào đối với nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục 1, quan sát các hình ảnh (SGK tr. tr.187 – 189), thảo luận để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các thành viên khác trong nhóm bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV cho HS xem thêm một số hình ảnh đô thị thời cổ đại:

 Lịch sử và hiện tại - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Mô hình phục dựng thành Ba-bi-lon

(Lưỡng Hà)

 Lịch sử và hiện tại - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thành thị ở Hy Lạp cổ đại (tranh minh họa)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức sau phần trình bày của mỗi nhóm.

- GV mở rộng cho HS một số thông tin về nền văn minh Lưỡng Hà: Ở vị trí thuận lợi - nơi gặp gỡ giữa

dòng sông, biển và những con đường, các thành thị Lưỡng Hà phát triển buôn bán với các vùng đất láng giềng ngay từ khi bắt đầu của lịch sử. Họ bán ngũ cốc, dầu, vải và nhập về gỗ, đá, rượu, kim loại quý. Nhà buôn khắp nơi tụ tập về, dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất. Nền văn minh cũng theo đó mà phát triển.

Năm 539 TCN, Ba-bi-lon thuộc về đế chế Ba Tư. Nền văn minh cổ đại Lưỡng Hà kết thúc, nhưng Ba-bi-lon và những thành phố của vùng đất này vẫn còn tiếp tục đời sống đô thị của nó. Người Ba Tư đã tiếp tục phát triển Ba-bi-lon thành một trung tâm khoa học và văn hoá lớn nhất thế giới cổ đại.

Thế kỉ IV TCN, A-lếch-xăng-đơ Đại đế (Alexander) chinh phục Ba-bi-lon và sống ở thành phố giàu có này cho đến lúc chết. Sau thời kì A-lếch-xăng-đơ Đại đế, Ba-bi-lon và những thành phố khác đều suy tàn dần. Nền văn minh Tây Á cổ đại cũng “chết” theo những thành phố của nó.

1. Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông

a. Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông

Phương Đông là nơi xuất hiện các đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

- Các đô thị cổ đã được hình thành bên các con sông lớn và phát triển với vai trò là trung tâm tôn giáo, kinh tế, chính trị của các nhà nước nông nghiệp như: Mô-hen-giô-đa-rô (Ấn Độ); Mem-phít (Ai Cập); Lạc Dương, Trường An (Trung Quốc); U-rúc, Ba-bi-lon… (Lưỡng Hà).

- Vào thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon là thành thị có quy mô lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ.

- Sau thế kỉ IV, nhiều thành thị suy tàn dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Lưỡng Hà.

b. Đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

- Các đô thị phương Tây ra đời dựa trên cơ sở của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Những sản phẩm nổi tiếng và có giá trị cao như: nho, dầu ô liu, vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm, đồ da…được buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải.

- Hàng hóa họ nhập về chủ yếu là ngũ cốc.

- Nhiều đô thị ở Hy Lạp, La Mã đều có cảng biển. A-ten và Rô-ma là những đô thị có cảng biển lớn nhất thời bấy giờ.

- Các đô thị đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của nhà nước và điển hình cho trình độ phát triển của nền văn minh cổ đại phương Tây.

- Đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp là A-ten ra đời vào thế kỉ VII TCN và phát triển rực rỡ như: Mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc…
- Năm 146 TCN, các đô thị của Hy Lạp bị La Mã chinh phục.

- Rô-ma giữ vai trò trung tâm vùng Địa Trung Hải đến năm 476, những đóng góp của nền văn minh La Mã cho nhân loại như: luật pháp, thể chế cộng hòa, quy hoạch và xây dựng đô thị…

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận