Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 19: Khởi Nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi Nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng.

BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427)

(1 tiết)

I.              MỤC TIÊU

1.    Kiến thức

HS học về:

-       Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơm

-       Giải thích được nguyê nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-       Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-       Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi,

Nguyễn Chích….

2.    Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử :

·    Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng các Thông tin tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản cùng lược đồ để tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

·    Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được diễn biến, các trận đánh quan trọng cùng nguyên nhân ý nghĩa của thắng lợi.

·    Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra.

3.    Phầm chất

-       Trách nhiệm và nhân ái:

+ Bồi dưỡng tình yêu nước tự hào dân tộc và ý chí không khuất phục và sẵn sàng đứng lên đấu tranh khi Tổ quốc gặp lâm nguy

+ Tình thần yêu chuộng hòa bình, tấm lòng nhân đạo giữa người với người.

II.           THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.    Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Lược đồ các trận đánh của quân Lam Sơn

-       Tranh, ảnh sưu tầm về các anh hùng của Lam Sơn

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Khởi nghĩa Lam Sơn

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS sử dụng kiến thức đã tìm hiểu được và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

d. Tổ chức thực hiện:                           

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức đã học ở tìm hiểu trước đó để trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-                GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi :  Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của người anh hùng Lê Lợi đã mở ra một trang lịch sử mới cho dân tộc. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Minh và là khởi nguồn cho bài tuyên ngôn độc lập « Bình Ngô đại cáo » ra đời.

-                GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung nếu có

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học :

Ta đây :

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Những áng văn bất hủ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đưa chúng ta về vùng rừng núi Lam Sơn hiểm trở, phía tây tỉnh Thanh Hoá ngày nay, bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng của dân tộc vào thể kỉ XV. Vậy, cuộc khởi nghĩa đó có những sự kiện tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa là gì? Những người anh lùng đã có vai trò nhúừ thể nào trong cuộc khởi nghĩa đó? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay bài 19- Tiết 1 – Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

a.    Mục tiêu : Thông qua hoạt động, HS có thể nêu được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b.    Nội dung :

-       GV hướng dẫn HS khai thác và sử dụng lược đồ 19.4 ; 19.5 ; 19.6 để nắm được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

-       GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 19.3 cùng các hình ảnh để nêu được những sự kiện cũng như nhân vật lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

c.     Sản phẩm :

-       Những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

-       Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

d.    Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia thành các nhóm quan sát lược đồ 19.4 ; 19.5 ; 19.6 cùng tư liệu để trả lời các câu hỏi :

-     Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn ? Mục đích của họ là gì ?

-     Vì sao Nguyễn Chích đề xuât kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An. Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào ?

-               Những trận đánh nào quyết đinh chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

Trình bày bằng sơ đồ diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 

 

 

Khai thác sơ đồ 19.6:

+ Khai thác khoảng thời gian, dòng thời gian thể hiện (1407 - 1427)

+ Mốc thời gian sớm nhất được hiển thị ở đầu bên trái (1407).

+ Đọc các sự kiện và các mốc thời gian theo trình tự (lưu ý mốc 1424, 1426 và 1427).

+ Đọc các sự kiện gắn với các mốc thời gian.

+ Sử dụng thông tin thu thập được, để trả lời các câu hỏi:

1. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt cho cuộc khởi nghĩa?

2. Sự kiện nào kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa?

+ Khai thác lược đồ 19.4 (yêu cầu HS xác định được vị trí của Cao Bộ, Tốt Động, Chúc Động; các hướng tấn công của địch; nơi diễn ra các trận đánh lớn,...)

+ Khai thác lược đồ 19.5 (yêu cầu HŠ xác định

được vị trí của ải Chi Lăng, Cầu Trạm, Phố Cát,

Xương Giang; nơi diễn ra các trận đánh lớn,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành các nhóm theo sự phân công của GV.

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ 19.5 ; 19.6 kết hợp khai thác Tư liệu 19.3 thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trên Phiếu học tập số 1: Những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

+ Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu thân cận nhất làm lễ thể kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước... chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thể sắt son”.

+ Sư ủng hộ của nhân dân: “Vua đến Đông Đô. Trong ba ngày đầu, nhân dân kinh, lộ và các phủ,

châu, huyện cùng các tù trưởng ở các biên trấn đều tấp nập đến cửa quân, nguyện ra sức liều chết đánh thành giặc ở các nơi. Vua đem lòng thành để phủ dụ, úy lạo, bảo cho họ biết lẽ thuận nghịch. Phàm sĩ dân và quân nhân đến cửa quân, vua đều nhún lời hậu lễ mà đãi, đều tùy tài cao thấp cắt đặt làm các chức. Thưởng tước để khuyến khích khiến người ta tự gắng, lại dùng hình phạt thêm vào khiến người ta tự răn. Bởi thế ai nấy đều cảm kích nguyện hết sức liều chết, cho nên đến đâu là lập được công ngay”

(Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, trang 63)

+ Chỉ Lăng là một cửa ải hiểm yếu nằm trên đường từ Lạng Sơn đến Đông Quan. Đó là một thung lũng nhỏ, dài khoảng 4 ki-lô-mét, rộng khoảng 1 ki-lô-mét, phía tây là một dãi núi đá vôi lởm chởm, vách núi dựng đứng, phía đông cũng là núi rừng trừng điệp. Giữa thung lũng đó, có năm ngọn núi nhỏ và những cánh đồng lầy lội. Do vị trí và địa hình của nó, Chi Lăng đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống Tống, chống Nguyên trước

đây. Nhưng Chi Lăng nổi tiếng nhất trong lịch sử là do chiến công của nghĩa quân Lam Sơn cuối năm 1427. Nghĩa quân đã bố trí mai phục sẵn sàng trong ải và trên đường tiến vào cửa ải.... Trong các trận đánh ở Chi Lăng, những đội dân binh của nhân dân địa phương đã tham gia tích cực, cùng sát cánh chiến đấu với nghĩa quân Lam Sơn. Đặc biệt đội dân binh vùng Chỉ Lăng do Lý Huề chỉ huy đã lập nhiều chiến công xuất sắc.

(Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971, trang 251)

 

1. Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-              Sau khi giặc Minh chiếm được nước ta chúng thiết lập bộ máy độ hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Lê Lợi hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích cực tích trữ lương thực, vũ khí, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng. Đông đảo anh hùng hào kiệt đã tụ nghĩa về Lam Sơn trong đó có Nguyễn Trãi.

-              Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quan vào Nghệ An vì «  Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông… Nay hãy trước hết thu lấy thành Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng châ, rồi dựa vào sức người và của cải đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ ».

-              Những trận đánh tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn :

+ TRận Tốt Động – Chúc Động

·     Tháng 11. 1426 Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ.

·     Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động. Quân Minh rơi vào trận địa bị phục kích tổn thất nặng nề.

·     Nghĩa quân thừa thắng vay hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện

+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

·    Tháng 10/1427 : Vua Minh lệnh cho Liễu THăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia 2 ngả tiến vào chi viện Vương Thông.

·    Tại Chi Lăng quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân. Liễu Thăng bị chém đầu số quân còn lại rút chạy về Xương Giang, cũng bị truy đuổi và tiêu diệt.

·    Mộc Thạnh rút quân về nước sau khi nghe tin Liễu Thăng bị giết.

+ Hội thề Đông Quan

·    Nghĩa quân siết chặt vòng vây thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.

·    Ngày 10/12/1427 phía nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh

·    Lê Lợi cấp thuyền, xe và lương thảo cho quân Minh rút v

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 19: Khởi Nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 19: Khởi Nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận