Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 12: Vương Quốc Cam-Pu-Chia

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 12: Vương Quốc Cam-Pu-Chia được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 12: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA

(1 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS học về:

-       Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia.

-       Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.

-       Văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu vương quốc Cam-pu-chia.

·      Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia; Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co; Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia.

·      Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức có trong bài về Ăng-co Vát, quan sát cờ Cam-pu-chia hiện tại để biết được nguồn gốc và ý nghĩa biểu trưng trên quốc kì của các quốc gia láng giềng Cam-pu-chia

3. Phẩm chất

-       Nhân ái: Có sự đồng cảm và tôn trọng cư dân nước láng giềng Cam-pu-chia.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

-       Lược đồ Cam-pu-chia thế kỉ IX – XVI.

-       Tranh, ảnh minh họa một số thành tựu văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Vương quốc Cam-pu-chia.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về khu đền Ăng-co Vát; HS vận dụng hiểu biểu về ngôi đền Ăng-co Vát để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về ngôi đền Ăng-co Vát.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về khu đền Ăng-co Vát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một vài hiểu biết của bản thân về khu đền Ăng-co Vát.

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số hình ảnh về khu đền Ăng-co Vát, vận dụng hiểu biểu về ngôi đền Ăng-co Vát để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

+ Toàn bộ quần thể kiến trúc được xây dựng theo lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta đều rất sống động, mềm mại.

+ Ăng-co Vát là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế và là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Đây cũng chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Nơi đây mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương đến tham quan, khám phá.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong khoảng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, các vị vua của Đế quốc Khơ-me đã cho xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ để vinh danh chính mình lẫn kinh đô Ăng-co, trong đó có khu đền Ăng-co Vát. Đặc biệt, Ăng-co Vát được coi là một siêu tuyệt tác của nền nghệ thuật Khơ-me. Ngôi đền đã trở thành biểu tượng của Cam-pu-chia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước chùa tháp. Vậy thời kỳ phong kiến của vương quốc này phát triển như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển Vương quốc Cam-pu-chia.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tư liệu 12.1 SGK tr.45 để liệt kê, nắm được các mốc sự kiện, thời gian theo thứ tự thời gian của lịch sử Cam-pu-chia và vận dụng vẽ được trục thời gian.

c. Sản phẩm: HS trình bàyquá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giới thiệu về vị trí địa lý của đất nước Cam pu chia trên bản đồ.

- GV nhắc lại sự hình thành nhà nước Phù Nam, Chân Lạp.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Sơ đồ 12.1 và thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

+ Vẽ trục thời gian thể hiện sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia.

 

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một sơ đồ đường thời gian ngang, biểu đồ liệt kê, hiển thị các mốc sự kiện, thời gian theo thứ tự thời gian của lịch sử Cam-pu-chia:

·      Đọc tiêu đề để khám phá chủ đề của dòng thời gian: Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.

·      Xác định khoảng thời gian, dòng thời gian thể hiện (khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ XIX), mốc thời gian sớm nhất được hiển thị ở đầu bên trái (thế kỉ VI).

·      Đọc các sự kiện và thế kỉ theo trình tự, lưu ý mốc thế kỉ IX và thế kỉ XV.

·      Đọc các sự kiện gắn với các mốc thời gian.

+ Sử dụng thông tin thu thập được để trả lời câu hỏi:

·      Khoảng thời gian nào triều đại Ăng-co đánh mất đi sự vĩ đại của nó.

·      Sự kiện nào kết thúc thời kì Ăng-co trong lịch sử Cam-pu-chia?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Sơ đồ 12.1 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia dựa trên Sơ đồ 12.1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và kết luận.

- GV mở rộng kiến thức: Vua Giay-a-vác-man II là vị vua được đánh giá là một trong các vị vua vĩ đại nhất của đế quốc Khơ-me. Thời gian ông trị vì từ năm 1113 đến năm 1149, đến nay ông vẫn là vị vua huyền thoại nhất trong lòng người dân Cam-pu-chia. Thành tựu rực rỡ của ông được thể hiện qua những tuyệt tác kiến trúc cùng với những chuyến chinh phạt, chiến dịch quân sự vang dội, xây dựng nên đế chế Ăng-co hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát kinh đô Ăng-co (kinh đô vĩ đại cuối cùng của đế chế Ăng-co) và kinh đô Phnôm Pênh ngày nay.

+ Kinh đô Ăng-co:

 

 

Kinh đô Phnôm Pênh ngày nay:

 

 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển Vương quốc Cam-pu-chia

- Năm 802: vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia.

- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV: Thời kì Ăng-co - thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.

 - Thế kỉ XV: do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia suy yếu. Người Khơ-me phải chuyển kinh đô từ Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 12: Vương Quốc Cam-Pu-Chia
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 12: Vương Quốc Cam-Pu-Chia . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận