Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 9: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Phi

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Cánh diều Bài 9: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Phi được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 9: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS cần:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên và một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

2. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi; phân tích một trong những đặc điểm thiên nhiên và một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu lục này.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi, tranh ảnh,...; khai thác internet,...

Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua phản hồi, lắng nghe tích cực, trao đổi nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tự tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài học từ các nguồn khác nhau.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Bản đồ tự nhiên châu Phi.

- Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi.

- Tranh ảnh, video clip về thiên nhiên châu Phi (nếu có).

- Phiếu học tập (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học.

b. Nội dung:

GV cho HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng của châu Phi như: sông Nin, hoang mạc Xa-ha-ra, người dân châu Phi, lược đồ hình khối châu Phi,... và yêu cầu HS đoán tên châu lục được nhắc đến thông qua các hình ảnh đó.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chơi trò chơi AI NHANH HƠN: HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng của châu Phi như: sông Nin, hoang mạc Xa-ha-ra, người dân châu Phi, lược đồ hình khối châu Phi,... và yêu cầu HS đoán tên châu lục được nhắc đến thông qua các hình ảnh đó. Đội nào đoán tên đúng châu lục nhanh và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả của nhóm mình: Các hình ảnh trên nhắc đến châu Phi.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới

 Châu Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, phần lớn diện tích nằm trong đới nóng. Vậy vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; thiên nhiên và vấn đề môi trường của châu Phi có những đặc điểm gì nổi bật?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 9.2 để trả lời các câu hỏi sau:

- Châu Phi giáp với các biển và đại dương nào?

- Hãy cho biết đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.

c. Sản phẩm học tập: đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 9.2 để trả lời các câu hỏi sau:

+ Châu Phi giáp với các biển và đại dương nào?

+ Hãy cho biết đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS đưa ra sự phân tích, so sánh.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét

- GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh về điểm nổi bật của châu Phi là được bao bọc bởi biển và đại dương, nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu.

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

- Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.

- Diện tích khoảng 30,3 triệu km2, châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới.

- Phần lục địa của châu Phi kéo dài từ khoảng 37°21′B đến 34°51’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

- Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp với lục địa Á - Âu qua biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào Xuy-ê.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều Bài 9: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Phi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 9: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Phi . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận