Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Âu

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Cánh diều Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Âu được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

-       Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn Rai – nơ, Đa – nuýp, Von – ga; các đới thiên nhiên.

2. Năng lực

Năng lực riêng

-       Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Âu, đặc điểm các khu vực địa hình, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên châu Âu.

-       Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc xác định trên bản đồ các sông lớn như: Rai – nơ, Đa – nuýp, Von – ga,…

Năng lực chung

-       Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm hiểu nội dung bài học.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ, trách nhiệm và có thái độ tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Bản đồ tự nhiên châu Âu.

-       Một số hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.

-       Phiếu học tập cho hoạt động nhóm (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến thiên nhiên châu Âu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

Châu Âu là nơi được biết đến với thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp các em có hiểu viết về các đặc điểm tự nhiên của châu Âu.

- Hãy kể một số thông tin về châu Âu mà em biết.

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được một số thông tin cơ bản về châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số hình ảnh về châu Âu cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số thông tin mà em biết về châu Âu.A picture containing mountain, nature, hillside, highland

Description automatically generatedA body of water surrounded by hills

Description automatically generated with low confidenceA picture containing tree, outdoor, nature, forest

Description automatically generated

Bước 2:HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

Một số thông tin em biết về châu Âu:

+ Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu.

+ Châu Âu có diện tích không lớn.

+ Cảnh sắc thiên nhiên châu Âu rất đa dạng, phong phú.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông qua những hình ảnh vừa quan sát, chúng ta thấy được châu Âu là nơi được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đa dạng. Để nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu và phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu. 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi châu Âu

a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-5 HS/nhóm), đọc thông tin và quan sát bản đồ hình 1.1 (SGK tr.87 - 88), trả lời các câu hỏi sau:

+ Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và các châu lục nào.

+ Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở đặc điểm vị trí, hình dạng, kích thước châu Âu.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 HS/nhóm). Số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.87 – 88) và trả lời câu hỏi:

- Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào.

- Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.

- GV phát cho mỗi nhóm mốt bản đồ trống, thông báo thời gian để các nhóm điền tên các bán đảo, biển, đại dương tiếp giáp châu Âu ở lược đồ trống.

-  GV gọi ngẫu nhiên thành viên của mỗi nhóm, đưa ra yêu cầu HS xác định trên bản đồ vị trí một số địa điểm:

+ Dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy En-brút, dãy U-ran,…

+ Sông Von-ga, sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ,…

+ Đồng bằng Tây Âu, Đông bằng Bắc Âu,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.87 – 88) ghi nhớ thông tin, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm xác định trên bản đồ trống vị trí các địa điểm, khu vực theo yêu cầu của GV.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau, đưa ra ý kiến đóng góp (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu.

- GV mời một bạn xung phong lên xác định lại cho cả lớp.

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu

- Vị trí: Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 36 độ B đến 71 độ B.

- Hình dạng, kích thước:

+ Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

+ Đường bờ biển dài khoảng 43 000 km, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh. Ngoài ra, châu Âu còn có nhiều đảo và quần đảo. => lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.

- Tiếp giáp: 3 mặt giáp biển và đại dương

+ phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ phía tây giáp Đại Tây Dương;

+ phía nam giáp Địa Trung Hải

+ Phía đông có dãy U-ran (Ural) -  ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Âu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Âu . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận