Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

 (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

-       Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hoá; tác động của sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá lịch sử, văn hoá của dân tộc và nhân loại.

-       Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch; tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

-       Vận động các bạn và mọi người cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập về mối quan hệ của Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

-       Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác, sử dụng các nguồ sử liệu để phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa;tác động của sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với quảng bá lịch sử, văn hóa của dân tộc và nhân loại; giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch; tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ trong học tập, tích cực tìm tòi và khám phá kiến thức mới.

-       Có trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân; tôn trọng các ngành nghề hiện đại khác nhau; có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại nói chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Giấy A0, Phiếu học tập để tổ chức hoạt động nhóm.

-       Tranh vẽ, hình ảnh và tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, đưa ra quan điểm, câu nói về di sản thiên nhiên; HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về quan điểm bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu quan điểm: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra quan điểm của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày quan điểm trước lớp: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc  qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên, vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển của một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

b. Nội dung: GV cho HS cả lớp làm việc nhóm, HS đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành bảng theo mẫu 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án lịch sử 10 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận