Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử 10 Cánh diều Bài 11: hành trình phát triển và thành tựu của Văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 11: hành trình phát triển và thành tựu của Văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

 (3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại trên đường thời gian.

-       Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

-       Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: thông qua việc đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

·      Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại; biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại, tham gia bảo tồn các di sản văn minh ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

-       Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,….để tìm hiểu và nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc khái quá, trình bày được các giai đoạn phát triển của văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian thông qua việc sưu tầm và sử dụng một số tư liệu lịch sử văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại.

3. Phẩm chất

-       Yêu nước: thông qua việc tìm hiểu các cơ sở tự nhiên, tộc người, xã hội,… ; trân trọng sự đa dạng và phong phú của văn minh ĐNA, trong đó có Việt Nam.

-       Trách nhiệm: thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại; có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh ĐNA.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” – Tìm tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong các hình ảnh.

c. Sản phẩm học tập: Tên các quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong các hình ảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” – Tìm tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong các hình ảnh.

- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh về công trình kiến trúc của các quốc gia Đông Nam Á:

+ Hình 1:

 

+ Hình 2:

 

+ Hình 3:

 

+ Hình 4:

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt quan sát Hình 1 – 4, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết về ĐNA để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời, nói tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong các hình ảnh:

+ Hình 1: Khu đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia).

+ Hình 2: Di tích Trà Kiệu (Quảng Nam, Việt Nam).

+ Hình 3: Thành cổ Pa-gan (Mi-an-ma).

+ Hình 4: Tượng thần ở đền Bay-on (Cam-pu-chia).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khu đền Ăng-co Vát được coi là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, ghi dấu một thời hoàng kim của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co (802 – 1432). Vương quốc Cam-pu-chia cùng với các quốc gia khác trong khu vực đã tạo nên một hành trình văn minh ở Đông Nam Á phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn và đạt được những thành tựu rực rỡ. Vậy, hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Trong quá trình đó, văn minh Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại trên đường thời gian.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 11.2 đến 11.4 SGK để thực hiện nhiệm vụ: Lập sơ đồ các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX (dưới dạng đường thời gian.

c. Sản phẩm học tập: Đường thời gian biểu diễn các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình từ 11.2 – 11.4 SGK tr.77-79 và thực hiện nhiệm vụ học tập: Lập sơ đồ các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu đến Công nguyên đến thế kỉ XIX .

- GV hướng dẫn các nhóm, để lập được đường thời gian, HS trả lời các câu hỏi gợi mở:

+ Văn minh Đông Nam Á được chia làm mấy giai đoạn?

+ Hãy chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của văn minh Đông Nam Á trong từng giai đoạn đó.

- GV hướng dẫn HS khai thác các hình:

+ Hình 11.2: để thấy được những quốc gia ra đời vào giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

 

+ Hình 11.3 kết hợp với mục Em có biết: chỉ ra những đặc trưng cơ bản của văn minh ĐNA giai đoạn thế kỉ X -XV là sự định hình bản sắc của mỗi quốc gia và khu vực, đạt thành tựu rực rỡ, tiếp tục tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa.

 

+ Hình 11.4 kết hợp với mục Em có biết, Góc khám phá để thấy đc văn hóa phương Tây đã được du nhập vào ĐNA trong các thế kỉ XVI – XIX, trên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết, đặc biệt là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, khai thác tư liệu, hình ảnh để lập sơ đồ các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX dưới dạng đường thời gian.

- GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả, thảo luận: Trình bày hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trên đường thời gian.

 - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á: Gắn liền với các giai đoạn phát triển của lịch sử khu vực, được chia thành ba giai đoạn:

+ Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

+ Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

+ Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

a) Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Từ đầu Công nguyên đến thể kỉ VII: hình thành một số quốc gia, trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:   + Hình thành thêm một số quốc gia mới.

+ Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-glay-a.

à Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật

nhất trong giai đoạn này.

b) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Hình thành những quốc gia thông nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa,...

- Định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa

- Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo, tạo nên những sắc thái mới cho văn minh ĐNA.

c) Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- Là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến, quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.

- Sự du nhập văn hoá phương Tây cũng đem đến nhiều yếu tố văn hoá mới, tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là văn học, nghệ thuật.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án lịch sử 10 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 11: hành trình phát triển và thành tựu của Văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử 10 Cánh diều Bài 11: hành trình phát triển và thành tựu của Văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận