Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 36. DA VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da; vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
  • Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.
  • Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.
  • Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh.
  • Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh.
  • Trình bày được một số bệnh về da và vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da an toàn.
  • Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học, khu dân cư hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da; vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt; Nêu được khái niệm thân nhiệt; Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể; Trình bày được một số bệnh về da; Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học, khu dân cư hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; Nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh; Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh; Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da an toàn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về da và điều hòa thân nhiệt ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét. Theo em, những phản ứng đó có ích lợi gì cho cơ thể?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi…

+ Khi trời lạnh: mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run)…

+ Những phản ứng trên giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Da có cấu tạo như thế nào? Cơ chế điều hòa thân nhiệt qua hoạt động như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với da và cơ thể nếu chúng ta không chăm sóc và bảo vệ da?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 36. Da và điều hòa thân nhiệt ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng và cấu tạo của da

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn nghiên cứu mục I SGK, quan sát và phân tích hình 36.1, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời các câu hỏi liên quan đến da và chức năng của da.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi liên quan đến da, chức năng của da và Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Cấu tạo và chức năng của da

Đọc thông tin và quan sát hình 36.1 trang 168 SGK, hoàn thành bảng:

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

 

 

 

 

 

 

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 5 HS/nhóm):

+ Mỗi HS ngồi vào vị trí của mình, làm việc cá nhân, tập trung vào câu hỏi: Cho viết cấu tạo của da và chức năng tương ứng của tùng lớp.

+ GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào ô tương ứng với vị trí của mình, mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 3 phút.

+ Các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời, viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa của tấm khăn trải bàn (giấy A0) theo bảng trong Phiếu học tập số 1.

- Sau khi hình thành kiến thức về cấu tạo và chức năng của da, GV đặt thêm một số câu hỏi để củng cố kiến thức, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời:

+ Tại sao khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ bị đen đi?

+ Nốt ruồi, tàn nhang và nám da đều liên quan đến sự phân bố và tăng sinh tế bào sắc tố ở lớp biểu bì dưới da. Em hãy phân biệt ba hiện tượng trên.

+ Vì sao người ta khuyên nên bổ sung những loại thực phẩm giàu collagen, đặc biệt với người đã cao tuổi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK và thực hiện theo nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS phát biểu.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Chức năng và cấu tạo của da

Phiếu học tập số 1 (gợi ý trả lời đính kèm dưới hoạt động 1)

- Đáp án câu hỏi thảo luận 1:

+ Việc tiếp xúc với tia cực tím khiến tế bào da sản xuất ra sắc tố chứa melanin, bị sẫm lại trong quá trình oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia cực tím.

+ Nốt ruồi xuất hiện khi các tế bào sắc tố phát triển thành một cụm.

Tàn nhang, nám da xuất hiện do tăng sinh của tế bào sắc tố.

+ Da có khả năng tái tạo nhưng khả năng này giảm theo tuổi. Do đó, tuổi tác càng cao cần bổ sung những loại thực phẩm giàu collagen giúp hỗ trợ khả năng tái tạo da.

❖    Kết luận

- Da có chức năng bảo vệ và điều hòa thân nhiệt, tiếp nhận cảm giác, bài tiết và tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

- Cấu tạo của da gồm ba lớp:

+ Lớp biểu bì

+ Lớp bì

+ Lớp mỡ dưới da.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Cấu tạo và chức năng của da

Đọc thông tin và quan sát hình 36.1 trang 168 SGK, hoàn thành bảng:

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

Lớp biểu bì

Bảo vệ.

Lớp bì

Xúc giác, bài tiết và điều hòa thân nhiệt.

Lớp mỡ dưới da

Cách nhiệt và bảo vệ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều hòa thân nhiệt

  1. Mục tiêu: Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt; Nêu được khái niệm thân nhiệt; Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; Nêu được vai trò của một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể; Nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh.
  2. Nội dung:

- Mục II.1. Thân nhiệt: HS hoạt động thực hành theo nhóm, quan sát và nghe hướng dẫn, sau đó tiến hành đo thân nhiệt theo yêu cầu và hoàn thành báo cáo thực hành số 1.

- Mục II.2. Điều hòa thân nhiệt và mục II.3. Phương pháp chồng nóng, lạnh cho cơ thể: HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật trạm, quan sát video, thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm, thảo luận và thống nhất ý kiến hoàn thành Phiếu học tập số 2 và số 3, đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan đến điều hòa thân nhiệt.

  1. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi liên quan đến điều hòa thân nhiệt, Báo cáo thực hành số 1, Phiếu học tập số 2 và số 3.

BÁO CÁO THỰC HÀNH SỐ 1: Đo thân nhiệt

Câu 1: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của em và các bạn khác trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút vào bảng sau và rút ra nhận xét:

Họ và tên

Trước khi vận động

Sau 2 phút vận động

So sánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2: Giải thích kết quả.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 3: Thân nhiệt là gì?

...................................................................................................................

Câu 4: Tại sao ở người thân nhiệt thường duy trì ở mức độ ổn định?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 5: Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Cơ chế điều hòa thân nhiệt

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 36.2 trang 169 SGK, hoàn thành bảng về sự thay đổi của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thấp hoặc cao:

Hiện tượng

Khi nhiệt độ môi trường thấp

Khi nhiệt độ môi trường cao

Mạch máu dưới da

 

 

Tuyến mồ hôi

 

 

Cơ dựng lông

 

 

Cơ vân

 

 

Quá trình trao đổi chất

 

 

Quá trình thải nhiệt

 

 

Câu 2: Vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt là gì?

...................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể

Câu 1: Liệt kê một số biện pháp chống nóng và chống lạnh cho cơ thể theo bảng sau:

Biện pháp chống nóng

Biện pháp chống lạnh

 

 

Câu 2: Đọc thông tin, nêu biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo bảng sau:

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

 

 

Nguyên nhân

 

 

Cách phòng chống

 

 

  1. Tổ chức thực hiện

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận