Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 28: Hệ vận động ở người

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 28. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.
  • Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.
  • Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
  • Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chị tải của xương.
  • Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
  • Tìm hiểu được tình hình mắc bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
  • Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
  • Thực hành: thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ vận động ở người; Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động; Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương; Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chị tải của xương; Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động; Tìm hiểu được tình hình mắc bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư; Thực hành: thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về hệ vận động ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • Giấy khổ lớn.
  • Nẹp, bông, băng, dây buộc, vải.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilôgam là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khi tham gia thực hiện nâng một vật: Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ ở tay hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy.

+ Khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển, tạo sự vận động của cơ thể, kết quả là vật được nâng lên.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy hệ vận động có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng? Tại sao chúng ta phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao? Điều gì sẽ xảy ra khi một trong các cơ quan trong hệ vận động bị tổn thương?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 28. Hệ vận động ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ vận động ở người; Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động; Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động; Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, nghiên cứu nội dung mục I, quan sát, phân tích hình 28.2 – 28.5 SGK trang 131 – 133 trả lời các câu hỏi và hoàn thành nội dung phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi và phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

Đọc thông tin, quan sát các hình 28.2 – 28.5 trang 131 – 133 SGK và hoàn thành bảng sau:

Cơ quan

Chức năng

Đặc điểm, cấu tạo

Xương

 

 

Khớp

 

 

Cơ vân

 

 

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật kĩ thuật mảnh ghép để hoàn thành Phiếu học tập:

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về xương.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về khớp.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về cơ vân.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV ghép (nhóm 1, nhóm 3, nhóm 5) và (nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6) để chia sẻ thông tin, cùng thảo luận hoàn thành Phiếu học tập.

- Đồng thời, các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Các xương liên kết với nhau bằng cách nào? Các cơ liên kết với xương bằng cách nào?

+ Vì sao người nhiều tuổi khi bị gãy xương dù được bó bột vẫn lâu lành?

+ Tại sao xương cứng, chịu tải tốt nhưng vẫn mềm dẻo và nhẹ?

- Trên cơ sở kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ vận động, GV yêu cầu HS quan sát bảng 28.1 nghiên cứu nội dung trả lời câu hỏi hộp Luyện tập trang 112.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

- Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập (Bản dự kiến dưới hoạt động 2).

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận:

+ Gân và dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen giúp kết nối các cơ quan trong hệ vận động:

⮚    Gân giúp kết nối cơ – xương, kết nối các cơ với nhau và có chức năng truyền lực.

⮚    Dây chằng bao quanh các khớp → cố định và bảo vệ khớp, kết nối các xương với nhau.

+ Xương liên tục thay đổi, lớp xương cũ mất đi, lớp xương mới được hình thành. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, quá trình tạo xương giảm dần, xường bị mất khoáng chất gây loãng xương.

+ Xương được cấu tạo gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ.

⮚    Chất hữu cơ: protein (chủ yếu là collagen), lipid, saccharide → đảm bảo tính đàn hồi cho xương.

⮚    Chất vô cơ chủ yếu mà muối calcium, muỗi phosphate → đảm bảo tính rắn chắc.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập trang 112:

+ Sau khi bỏ vào HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ.

+ Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.

→ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất vô cơ.

F Kết luận:

- Xương, khớp, cơ có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

Đọc thông tin, quan sát các hình 28.2 – 28.5 trang 131 – 133 SGK và hoàn thành bảng sau:

Cơ quan

Chức năng

Đặc điểm, cấu tạo

Xương

- Vận động, nâng đỡ cơ thể.

- Bảo vệ các nội quan.

- Sinh ra các tế bào máu.

- Dự trữ và cân bằng các chất khoáng.

Cấu tạo gồm:

- Chất hữu cơ: protein (chủ yếu là collagen), lipid, saccharide.

- Chất vô cơ: muối calcium, muối phosphate.

- Nước.

Khớp

- Kết nối các xương với nhau

- Hỗ trợ cho các chuyển động

- Khớp bất động: gồm các mô liên kết sợi.

- Khớp động (khớp hoạt dịch): sụn khớp, bao khớp, dây chằng.

- Khớp bán động: đệm sụn.

Cơ vân

Vận động, dự trữ và sinh nhiệt

Cơ bám vào xương:

- Gồm các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ.

- Gân → Bắp cơ → Bó sợi cơ → Sợi cơ → Tơ cơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp

  1. Mục tiêu: Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật Think – Pair – Share, quan sát video về sự co cơ và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về sự phối hợp hoạt động của cơ - xương - khớp.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: Quan sát hình 19.7a trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ?

- Trên cơ sở kiến thức về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, phân tích hình thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp

- Đáp án câu hỏi thảo luận:

+ Khi ta nâng một quả tạ: cơ, xương và khớp phối hợp để tạo ra một hệ thống đòn bẩy nhằm tăng sức mạnh và hiệu quả của động tác.

+ Cơ bắp tạo ra lực cần thiết nâng vật nặng.

+ Xương tạo nên tảng cứng chắc để chịu đựng lực tác động của vật nặng.

+ Khớp giúp các cơ và xương di chuyển xoay tròn để đưa quả tạ lên xuống.

+ Điểm nâng quả tạ được đặt tại được đặt tại một khoảng cách nhất định từ khớp của cánh tay.

+ Khi ta nâng quả tạ, cơ bắp trên cánh tay và vai sẽ co bóp lại và tạo ra lực đẩy. Nếu ta giữa vị trí tay cố định, lực đẩy này sẽ được truyền qua khớp khuỷu tay và xương cổ tay, tạo ra một lực đòn bẩy nâng quả tạ.

- Đáp án câu hỏi luyện tập:

Hành động

Điểm tựa

Lực

Trọng lực

Ngửa đầu

Đột sống trên cùng

Cơ gáy

Đầu

Kiếng chân

Khớp bàn – đốt

Cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles

Cơ thể

F Kết luận:

- Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ tạo cấu trúc có dạng đòn bẩy. Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảo vệ hệ vận động

  1. Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương; Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư; Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật sơ đồ tư duy và kĩ thuật phòng tranh để thảo luận, trình bày và báo cáo sản phẩm.
  3. Sản phẩm: Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động; Các bệnh tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh.
  4. Tổ chức thực hiện
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 28: Hệ vận động ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận