Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: điều kiện định tính về vật nổi lên, vật chìm xuống; định luật Acsimet (Archimedes).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó và điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó và điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng.

Năng lực vật lí:

  • Xác định được phương, chiều của lực đẩy chất lỏng.
  • Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet.
  • Xác định được điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh kéo xô nước, Hình ảnh lực kế chỉ trọng lượng của khối nhôm, Hình ảnh thuyền nổi trên mặt nước,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Bộ thí nghiệm tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet: lực kế, giá đỡ, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối).
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua những ví dụ mà GV đưa ra để định hướng HS xác định được mục tiêu của bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS dựa vào ví dụ, thảo luận về lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó và tìm cách xác định nó.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó và tìm cách xác định nó.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

PA1: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi ở hoạt động Mở đầu (SGK - tr77)

GV chiếu hình ảnh người kéo một xô nước từ giếng lên (Hình 15.1) cho HS quan sat.

- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: Vì sao khi kéo xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?

PA2: GV tiến hành thí nghiệm mở đầu, yêu cầu HS quan sát kết quả và thảo luận: Dùng tay ấn sâu một quả bóng vào trong nước, khi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xác định phương, chiều của lực đẩy chất lỏng

  1. Mục tiêu:

- HS thực hiện được thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó về phương và chiều.

- HS nêu được phương, chiều của lực đẩy mà chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm để nêu được phương, chiều và biểu diễn lực đẩy tác dụng lên vật cũng như lấy được các ví dụ về lực đẩy trong thực tế.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu được phương, chiều và biểu diễn lực đẩy tác dụng lên vật cũng như lấy được các ví dụ về lực đẩy trong thực tế.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.

- GV phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS tiến hành hành thí nghiệm theo nhóm.

+ Dụng cụ thí nghiệm: Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, cốc nước, rượu (hoặc nước muối).

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp đặt dụng cụ như hình 15.2a.

Bước 2: Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế (hình 15.2a).

Bước 3: Dịch chuyển từ từ sao cho khối nhôm chìm ,,  và chìm hoàn toàn trong nước (không chạm đáy cốc). Ghi lại các số chỉ P1, P2, P3, P4 của lực kế.

Bước 4: So sánh các giá trị P1, P2, P3, P4 với P, thảo luận và rút ra hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm.

Bước 5: Nêu nhận xét về sự thay đổi độ lớn của lực này khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần.

Bước 6: Lặp lại các bước trên với rượu (hoặc nước muối).

- Sau khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm xử lí số liệu và báo cáo kết quả.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK - tr78)

Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học.

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về phương, chiều và lực đẩy tác dụng lên vật, yêu cầu HS ghi bài vào vở.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr78) và Luyện tập 1 (SGK – tr78)

Câu hỏi 2 (SGK – tr78)

Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.

Luyện tập 1 (SGK – tr78)

Mô tả lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng ở hình 15.4.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. LỰC ĐẨY CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr78)

Khi xô nước còn chìm trong nước thì nó chịu lực do nước tác dụng có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên đóng vai trò lực đẩy giúp ta nâng vật được dễ dàng hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước.

*Kết luận:

Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên các vật nhúng trong nó được gọi là lực đẩy Acsimet. Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. Lực đẩy Acsimet không chỉ tồn tại trong chất lỏng mà cả trong chất khí.

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr78)

Ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế:

- Con người có thể nổi trên mặt nước và bơi.

- Tàu thuyền di chuyển trên sông, biển.

- Viên đá nổi trong nước.

- Khinh khí cầu bay lơ lửng trong không khí.

- …

*Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr78)

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật trong hình 15.4 có phương thẳng đứng chiều hướng từ dưới lên trên.

 

 

Hoạt động 2. Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet

  1. Mục tiêu:

- HS thực hiện được thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó về độ lớn.

- HS nêu được phương, chiều, độ lớn của lực đẩy mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm để nêu được phương, chiều, độ lớn của lực đẩy mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó.
  2. Sản phẩm học tập:

- HS rút ra được cách xác định độ lớn của lực đẩy.

- HS hoàn thành Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet

Lớp:

Tên thành viên:

1. Hãy kể tên các dụng cụ thí nghiệm được trình bày trong hình 15.5 trang 79 SGK, đồng thời nêu cách tiến hành thí nghiệm.

2. Hãy tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả.

3. Rút ra kết luận bằng cách thực hiện các yêu cầu sau:

- Hãy xác định điểm đặt, phương, chiều của lực đẩy Acsimet.

- Hãy so sánh số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A so với số chỉ lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước ở bình tràn.

- Hãy chứng tỏ rằng độ lớn của lực đẩy bằng trong lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

- Độ lớn lực đẩy tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS tiến hành hành thí nghiệm theo nhóm.

+ Dụng cụ thí nghiệm: lực kế, giá đỡ, khối nhôm, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối).

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp đặt dụng cụ như hình 15.5a, đổ đầy nước vào bình tràn, treo cốc A chưa đựng nước và khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế.

Bước 2: Nhúng khối nhôm vào bình tràn để khối nhôm chìm  trong nước, nước từ bình tràn chảy vào cốc B (hình 15.5b). Sau đó, điều chỉnh giá đỡ để nâng khối nhôm lên khỏi nước.

Bước 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A (hình 15.5c) và điều chỉnh khối nhôm chìm  trong nước. Đọc số chỉ P2 của lực kế.

Bước 4: So sánh P1 và P2.

Bước 5: Lặp lại các bước từ 1 đến 4 khi nhúng khối nhôm chìm hoàn toàn trong nước.

Bước 6: Rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng phần nước bị khối nhôm chiếm chỗ.

Bước 7: Lặp lại các bước từ 1 đến 6 với rượu hoặc nước muối.

 

I. LỰC ĐẨY CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ

*Kết quả thí nghiệm

- Số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A bằng với số chỉ của lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước ở bình tràn. Điều đó chứng tỏ độ lớn của lực đẩy bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

- Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng riêng nhân với thể tích. Vậy độ lớn của lực đẩy phụ thuộc bản chất của chất lỏng và phụ thuộc vào thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr79)

Với cùng chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy chỉ phụ thuộc vào thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do thể tích 500 ml nhỏ hơn thể tích 5 lít nên lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai có thể tích 500 ml nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai có thể tích 5 lít. Vậy nên ấn chai có thể tích 500 ml xuống đáy bể nước dễ dàng hơn so với chai có thể tích 5 lít.

Em có biết (SGK – tr80): Lực đẩy Acsimet không chỉ xuất hiện trong chất lỏng mà còn xuất hiện trong chất khí. Lực đẩy Acsimet của chất khí giúp nâng khinh khí cầu lên cao.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận