Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn
  • Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng
  • Nếu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học
  • Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học
  • Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học (dùng công thức hóa học) của một số phản ứng hóa học cụ thể
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài, thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng; Nêu được khái niệm và các bước lập phương trình hóa học
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong logo mở đầu
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Quan sát hình 3.1: Đặt hai cây nến trên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân có còn thăng bằng không? Giải thích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Khi các phản ứng hóa học xảy ra, lượng các chất phản ứng giảm dần, lượng các chất sản phẩm tăng dần. Vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không? Sau khi học xong bài hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về định luật bảo toàn khối lượng và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn; Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm 1, 2; thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1
  3. Sản phẩm học tập: Định luật bảo toàn khối lượng; Kết quả thực hiện thí nghiệm 1, 2; Câu trả lời Phiếu học tập số 1
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Định luật bảo toàn khối lượng

- GV chia HS thành các nhóm, phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm 1 và 2 rồi trả lời các câu hỏi phần Thí nghiệm trong Phiếu học tập số 1

(Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động 1)

- GV đặt thêm câu hỏi cho thí nghiệm 2: Để cho khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng của các chất sản phẩm cần phải lưu ý sản phẩm nào? (cộng với khối lượng khí thoát ra)

- GV cho HS rút ra các kết luận về mối liên hệ giữa tổng khối lượng của các chất phản ứng và tổng khối lượng của các chất sản phẩm, phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

*Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

- GV viết sơ đồ phản ứng hóa học của các chất, yêu cầu HS viết phương trình bảo toàn khối lượng

A + B  C + D

- GV yêu cầu HS áp dụng định luật bảo toàn khối lượng hoàn thành phần bài tập trong Phiếu học tập số 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện thí nghiệm 1, 2, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong Phiếu học tập số 1

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm 1, 2; Câu trả lời Phiếu học tập số 1

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng

I. Định luật bảo toàn khối lượng

Trả lời CH phần thí nghiệm - Phiếu học tập số 1

Thí nghiệm 1

1. Hiện tượng thí nghiệm 1:

- Ở bước 1, chưa có hiện tượng gì, ghi chỉ số khối lượng cụ thể mA

- Ở bước 2, xuất hiện kết tủa màu trắng (chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra), ghi chỉ số khối lượng cụ thể mB.

2. So sánh mA với mB

Nhận xét: mA = mB (tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng (mA bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm (mB))

Thí nghiệm 2

1. Hiện tượng thí nghiệm 2:

- Ở bước 1, chưa có hiện tượng gì, ghi chỉ số khối lượng cụ thể mA

- Ở bước 2, có bọt khí bay lên (chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra), ghi chỉ số khối lượng cụ thể mB.

2. So sánh mA với mB

Nhận xét: mB < mA (do khí bay lên)

Kết luận:

Tổng khối lượng của các chất phản ứng = Tổng khối lượng của các chất sản phẩm

Định luật bảo toàn khối lượng:

 Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng

II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

1. Phương trình bảo toàn khối lượng

A + B  C + D

Phương trình bảo toàn khối lượng:

mA + mB = mC + mD

Trong đó: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm

2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Trả lời phần bài tập – Phiếu học tập số 1:

1.

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mFe + mHCl =  +

  = mFe + mHCl -  = 5,6 + 7,3 – 12,7 = 0,2 (g)

2.

C + O2  CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mC +  =

  =  – mC = 44 – 12 = 32 (g)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

I. Thí nghiệm

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị

- Dụng cụ: cân điện tử, bình tam giác (loại 100ml), ống hút nhỏ giọt, ống đong.

- Hóa chất: dung dịch sodium sulfate (Na2SO4), dung dịch barium chloride (BaCl2)

Tiến hành:

- Đặt bình tam giác trong đó có chứa 10 ml dung dịch BaCl2 trên đĩa cân điện tử và lấy đầy dung dịch Na2SO4 vào ống hút nhỏ giọt có bóp cao su đậy lên miệng bình (hình 3.2a). Ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mA)

- Bóp nút cao su cho dung dịch Na2SO4 chảy hết xuống bình (hình 3.2b). Quan sát dấu hiệu của phản ứng xảy ra. Ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB)

 

Thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

1. Mô tả hiện tượng thí nghiệm, cho biết khối lượng mA và mB

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. So sánh mA và mB, từ đó rút ra nhận xét về tổng khối lượng của các chất trước và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị

- Dụng cụ: cân điện tử, bình tam giác (loại 100 ml), ống đong, thìa thủy tinh

- Hóa chất: bột sodium hydrogen carbonate (NaHCO3), dung dịch giấm ăn (CH3COOH)

Tiến hành

- Đặt bình tam giác có chứa 10 ml giấm ăn và một mẩu giấy có chứa 1 – 2 thìa thủy tinh bột NaHCO3 trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mA)

- Đổ bột NaHCO3 vào bình tam giác, đặt lại mẩu giấy lên đĩa cân. Khi phản ứng kết thúc, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB)

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Mô tả hiện tượng thí nghiệm, cho biết khối  lượng mA và mB

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. So sánh mA và mB. Giải thích

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

II. Bài tập

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng hoàn thành các bài tập sau

1. Cho 5,6 g sắt (iron) tác dụng vừa đủ với 7,3 g hydrochloric acid, thu được 12,7 g iron(II) chloride và khí hydrogen. Tính khối lượng khí hydrogen tạo thành

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Đốt cháy hoàn toàn 12 g carbon trong khí oxygen, thu được 44 g khí carbon dioxide. Tính khối lượng khí oxygen đã tham gia phản ứng

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương trình hóa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học; Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học; Lập sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học (dùng công thức hóa học) của một số phản ứng cụ thể
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3, 4
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm phương trình hóa học, lập phương trình hóa học; Câu trả lời Phiếu học tập số 2, 3, 4
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận