Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 32. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của hệ hô hấp. Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.
  • Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống, từ đó vận dụng trong bảo vệ bản thân và gia đình. Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.
  • Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá.
  • Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh.
  • Thực hành: Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ hô hấp; Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp; Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp; Thực hành: Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống, từ đó vận dụng trong bảo vệ bản thân và gia đình; Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá; Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về hệ hô hấp ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100m?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Nhịp thở nhanh hơn vì khi chạy cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng cho cho sự hoạt động liên tục của cơ xương dẫn đến cường độ hô hấp tế bào tăng lên. Để cung cấp đủ O2 cho hô hấp tế bào thì nhịp thở cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Hô hấp có chức năng gì? Phải làm gì để bảo vệ hệ hô hấp trước những tác nhân gây hại như ô nhiễm môi trường, virus, vi khuẩn…?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 32. Hệ hô hấp ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ hô hấp; Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật “bể cá” nghiên cứu SGK và thảo luận hoàn thành Phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP: Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Đọc thông tin, quan sát các hình 32.2 trang 152 SGK và hoàn thành bảng

Tên cơ quan

Chức năng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chức năng của hệ hô hấp là gì?

3. Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khi thở ra?

4. Nêu mối liên quan giữa hô hấp và tuần hoàn.

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các “bể cá” tùy theo số lượng HS, mỗi “bể cá” chia thành hai nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát.

+ Nhóm thảo luận: ngồi giữa thảo luận.

+ Nhóm quan sát: ngồi/đứng xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi.

- Sau đó, hai nhóm đổi vai cho nhau để thảo luận hai nội dung:

+ Nội dung 1: Quan sát hình 32.1 trang 152, đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu chức của hệ hô hấp và quá trình hô hấp.

+ Nội dung 2: Quan sát hình 32.2 trang 152, đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu về các cơ quan của hệ hô hấp.

- Các “bể cá” tập hợp ý kiến, hoàn thành Phiếu học tập.

- Sau khi hình thành được kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, GV đặt thêm một số câu hỏi củng cố:

+ Hệ thống mao mạch dày đặc xung quanh phế nang có ý nghĩa gì?

+ Số lượng phế nang lớn, thành phế nang mỏng có ý nghĩa gì?

+ Tại sao khi trời lạnh mũi thường bị đỏ?

+ Vì sao khi tập trung đông người trong một phòng kín, hẹp sẽ gây khó thở?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK và thực hiện theo nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi cuối hoạt động.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một hoặc một số “bể cá” chia sẻ trước lớp.

- Các “bể cá” khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV mở rộng kiến thức về hô hấp ở người thông qua hộp Em có biết trang 154 SGK và video sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=ooP1lbGFz_Q

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

PHIẾU HỌC TẬP (BẢN ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1).

- Đáp án câu hỏi củng cố:

+ Hệ thống mao mạch dày đặc xung quanh phế nang giúp trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.

+ Số lượng phế nang lớn và mỏng giúp tăng thể tích khí, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi khí với mao mạch.

+ Lớp niêm mạc mũi rất mỏng, dễ bị tổn thương, gặp thời tiết lạnh làm lớp niêm mạc bị khô, co lại gây đau rát, thậm chí gây ra chảy máu mũi.

+ Trong phòng kín, đông người làm cho Ogiảm xuống, CO2 tăng lên dẫn đến không cung cấp đủ O2 gây ra hiện tượng khó thở.

FKết luận:

- Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

- Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi.

- Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí.

 

PHIẾU HỌC TẬP: Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Đọc thông tin, quan sát các hình 32.2 trang 152 SGK và hoàn thành bảng

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

2. Chức năng của hệ hô hấp là gì?

- Thực hiện trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

3. Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khi thở ra?

- Khi hít vào:

Xoang mũi → Hầu (họng) → Thanh quản → Khí quản → Phế quản → Phổi.

- Khi thở ra:

Phổi → Phế quản → Khí quản → Thành quản → Hầu (họng) → Xoang mũi.

4. Nêu mối liên quan giữa hô hấp và tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang vào mao mạch phổi và được vận chuyển đến tế bào.

- CO2 từ tế bào được vận chuyển đến mao mạch phổi rồi vào phế nang, qua quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo vệ hệ hô hấp

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 32: Hệ hô hấp ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận