Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 30. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.
  • Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh.
  • Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
  • Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn. Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.
  • Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cahcs phòng chống các bệnh đó.
  • Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
  • Thực hiện được dự án, bài tập: điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần; Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người; Nêu được khái niệm nhóm máu; Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn; Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh; Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cahcs phòng chống các bệnh đó; Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình; Thực hiện được dự án, bài tập: điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về máu và hệ tuần hoàn ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Hiện tượng cảm nhận được khi bắt mạch là sự dao động của các mạch.

+ Nguyên nhân: khi tim co sẽ tạo áp lực lớn của máu tác động lên thành mạch, khi tim dãn, áp lực máu tác động lên thành mạch giảm – tạo ra sự dao động của mạch đập.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Dựa vào đâu để phân biệt các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO? Có rất nhiều bệnh về máu và hệ tuần hoàn như huyết áp cao, huyết áp thấp… Chúng ta phải làm gì để phòng tránh các bệnh đó?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về máu

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần; Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người; Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh; Nêu được khái niệm nhóm máu; Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật trạm, nghiên cứu SGK mục I, quan sát và phân tích hình 30.2 – 30.7, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về thành phần máu, miễn dịch, nhóm máu và truyền máu.
  3. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP:

Thành phần của máu, miễn dịch, nhóm máu và truyền máu

Đọc thông tin, quan sát các hình 30.2 – 30.7 trang 143 – 146 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

TRAM 1:

1.     Nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng dưới đây:

Bảng 1. Thành phần cấu tạo của máu

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

 

 

Hồng cầu

 

 

Bạch cầu

 

 

Tiểu cầu

 

 

2.     Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu?

TRẠM 2:

3.     Miễn dịch là gì?

4.     Nêu những cơ chế miễn dịch.

5.     Theo em “mụn trứng cá” trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

6.     Tại sao tiêm vaccine giúp phòng bệnh?

TRẠM 3:

7.     Điền tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O vào bảng dưới đây:

Nhóm máu

A

B

AB

O

Kháng nguyên

 

 

 

 

Kháng thể

 

 

 

 

8.     Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

9.     Nếu truyền khác nhóm máu với lượng máu nhỏ thì người nhóm máu O, AB có thể truyền cho những người thuộc nhóm máu nào? Giải thích.

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật kĩ thuật dạy học theo trạm: chia lớp thành các nhóm (3 – 4 HS) thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm.

+ Ở mỗi trạm, HS có thể thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo nhóm.

+ HS đọc tài liệu, quan sát hình ảnh và hoàn thành nội dung liên quan trong Phiếu học tập.

Trạm 1: Tìm hiểu về thành phần của máu.

Trạm 2: Tìm hiểu về miễn dịch.

Trạm 3: Tìm hiểu về nhóm máu và truyền máu.

- GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành Phiếu học tập theo chiều trạm 1 → trạm 2 → trạm 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo kĩ thuật dạy học theo trạm, thống nhất sản phẩm chung hoàn thành Phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS phát biểu.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng kết thông qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=YzWbQQDyeS0

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Máu

PHIẾU HỌC TẬP (BẢN ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1).

FKết luận:

- Máu gồm huyết tương và tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).

- Máu có chức năng bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết.

- Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập và cơ thể.

- Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại mầm bệnh.

- Dựa vào sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người, người ta phân loại máu thành các nhóm máu.

- Khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới KHTN 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận