Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 1) chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3. XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Xây dựng tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn
  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  • Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và quan hệ trên mạng xã hội.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Tham gia hoạt động xây dựng và giữ gìn truyền thống nhà trường
  • Tọa đàm về thực trạng các mối quan hệ của HS trên mạng xã hội
  • Trao đổi về cách xây dựng môi trường thân thiện góp phần phòng tránh bắt nạt học đường.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 9: NHIỆM VỤ 1, 2

NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

TÌM HIỂU NHỮNG TÌNH HUỐNG CẦN TỪ CHỐI VÀ CÁCH TỪ CHỐI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được những dấu hiệu của sự bắt nạt học đường.
  • Biết cách đưa ra được tình huống cần từ chối và các cách để từ chối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  1. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án.

- Tranh, ảnh về những dấu hiệt bắt nạt học đường.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.

- Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

- Tìm hiểu vấn đề bắt nạt học đường.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được ý nghĩa của việc phát triển các nét tính cách tích cực đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hát và làm theo lời bài hát: “Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì/ Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn chi/ Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn/ Cầm tay nhau đi hãy cầm cái tay nhau đi”.

- GV lần lượt thay thế động từ “cầm tay” bằng các động từ “cười với nhau, nhìn vào mắt nhau, hỏi thăm nhau, hỗ trợ nhau…”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện

- GV tổ chức và quan sát HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV hỏi đáp nhanh về ý nghĩa của các hành động trong bài hát.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hòa đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè.

Hoạt động 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SHS tr.23 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.22:

- GV yêu cầu HS đọc cá nhân các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

- GV cho HS đặt câu hỏi nếu mình chưa rõ các nhiệm vụ phải thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 3:

  • Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường
  • Tìm hiểu những tình huống cần từ chối và cách từ chối.
  • Thực hành kĩ năng từ chối
  • Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
  • Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
  • Thực hiện một số việc làm xây dựng truyền thống nhà trường
  • Xây dựng và giữ gìn tình bạn
  • Lan tỏa giá trị của tình bạn
  • Tự đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 3. Tìm hiểu nhiệm vụ 1, 2

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS chỉ ra được những dấu hiệu của sự bắt nạt học đường, từ đó thảo luận về cách phòng, tránh hiện tượng này trong nhà trường.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  3. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt, ai sâu sắc”
  4. Thảo luận về cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
  5. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được các dấu hiệu của sự bắt nạt học đường và đưa ra cách phòng tránh.
  6. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt, ai sâu sắc”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 đội thi, phát cho mỗi đội một cờ tín hiệu.

- GV phổ biến luật chơi: Các đội chiếu/ treo từng tranh, ảnh về các dấu hiệu bắt nạt học đường lên bảng trong thời gian 1 phút. Đội nào đưa ra câu trả lời trước, đúng và thuyết phục, đội đó sẽ dành được 10 điểm, nếu trả lời chưa đúng, chưa đủ, các đội sau có quyền giơ tín hiệu trả lời. Sau vào thi với bốn bức tranh, đội nào được nhiều điểm, đội đó sẽ chiến thắng.

- GV lần lượt chiếu hình ảnh, các đội thi nhau trả lời:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thành lập nhóm, quan sát và tập trung suy nghĩ trả lời.

- GV tổ chức chơi trò chơi cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng kết điểm, khen ngợi động chiến thắng và động viên các nhóm khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chốt nhanh về biểu hiện của bắt nạt học đường.

 

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

1. Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường

- Dấu hiệu bắt nạt học đường:

+ Tranh 1: Lớn tiếng, đe dọa, bắt bạn phải đưa đồ cho mình.

+ Tranh 2: Cô lập bạn bè

+ Tranh 3: Đe dọa công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

+ Tranh 4: Đánh đập bạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cách để phòng, tránh bắt nạt học đường:

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều (bản 1) chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận