Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 3 tuần 10: Nhiệm vụ 3, 4, 5

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 1) chủ đề 3 tuần 10: Nhiệm vụ 3, 4, 5 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 10: NHIỆM VỤ 3, 4, 5

THỰC HÀNH KĨ NĂNG TỪ CHỐI

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

THỂ HIỆN SỰ TỰ CHỦ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tạo cơ hội cho HS được tiếp tục rèn luyện kĩ năng từ chối trong các tình huống khác nhau.
  • Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh hiện tượng bắt nạt học đường, thể hện được trách nhiệm của bản thân với bạn bè.
  • Thể hiện được khả năng tự chủ trong mối quan hệ bạn bè, từ đó rèn luyện sự tử chủ trong học tập và cuộc sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  • Thể hiện được sự chủ động trong các mối quan hệ đời sống.
  1. Phẩm chất: Nhân ái và trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án.

- Tranh, ảnh, video liên quan đến bắt nạt học đường, kĩ năng từ chối và sự tự chủ trong cuộc sống.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.

- Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

- Tìm hiểu vấn đề bắt nạt học đường.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng hát bài “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
  4. Sản phẩm học tập: HS hát hăng say, nhiệt tình.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS hát theo bài hát: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – Sáng tác: Trương Quang Lục.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và hát theo ca từ bài hát.

- GV cùng hòa giọng với cả lớp.

Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hòa đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè, cùng nhau tạo nên “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” như lời bài hát vừa rồi.

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mới: Nhiệm vụ 3, 4, 5 – Chủ đề 3

  1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng từ chối

  1. Mục tiêu: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS được tiếp tục rèn luyện kĩ năng từ chối trong các tình huống khác nhau.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  3. Đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống.
  4. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
  5. Sản phẩm học tập: HS biết cách từ chối khéo léo một số tình huống trong cuộc sống.
  6. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Đóng vai thực hành kĩ năng tư chối trong tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 5 – 6HS, yêu cầu HS đọc mục 1, nhiệm vụ 3, trang 26 sgk và trao đổi về cách từ chối.

- Yêu cầu HS thảo luận và đóng vai để ứng xử phù hợp trong các tình huống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thành lập nhóm, đọc tình huống, thảo luận, đóng vai để ứng xử phù hợp.

- GV quan sát quá trình HS làm việc nhóm, hỗ trợ (khi cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình đã thảo luận từ trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và hướng dẫn HS kĩ năng từ chối để vẫn giữ được mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của HS khi thực hiện rèn luyện kĩ năng từ chối bạn bè.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ lẫn nhau với các thành viên trong nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi nhóm cử đại diện chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV quan sát, điều chỉnh và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

3. Thực hành kĩ năng từ chối

a. Thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống.

*Tình huống 1.

+ B1. Từ chối đàm phán

+ B2. Chia sẻ khó khăn của bạn, có thể thay đổi nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bạn. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ khi cần thiết.

+ B3. Thực hiện theo cách đã xác định.

*Tình huống 2.

+ B1. Từ chối trực tiếp

+ B2. Nói rõ bạn B là mình không thể đi chơi điện tử vì em muốn làm bài tập và tập trung vào việc học, không muốn sa vào các trò chơi. Sẽ đi chơi với bạn sau khi làm bài đầy đủ.

+ B3. Thực hiện theo cách đã xác định.

*Tình huống 3.

+ B1. Từ chối trì hoãn

+ B2. Chia sẻ với bạn rằng mình rất vui khi tham gia câu lạc bộ phù hợp. Tuy nhiên, cần thêm thời gian suy nghĩ tìm hiểu kĩ về câu lạc bộ rồi sẽ đưa ra quyết định.

+ B3. Thực hiện theo cách đã xác định.

 

 

 

 

b. Những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.

- Liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp.

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS rèn luyện kĩ năng phòng, tránh hiện tượng bắt nạt học đường. Từ đó, HS thể hiện được trách nhiệm của bản thân với bạn bè.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  3. Tổ chức trò chơi: “Tôi cần, tôi cần”
  4. Thảo luận theo nhóm để xây dựng kịch bản từng nhân vật trong tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  5. Đóng vai rèn luyện kĩ năng thông qua tình huống
  6. Sản phẩm học tập: HS sử dụng kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường để áp dụng vào trò chơi, xử lí tình huống.
  7. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tổ chức trò chơi “Tôi cần, tôi cần”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội thi. Khi quản trò hô “Tôi cần, tôi cần”, HS hô “Cần gì, cần gì”, quản trò hô một vật nào đó, đội nào đưa được vật nhanh nhất, lịch sự, ân cần, chu đáo nhất cho quản trò đội đó sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS chơi thử bằng những vật dễ, sau đó nâng cao mức độ khó lên.

- GV hỏi – đáp nhanh: Cảm nhận của em sau khi chơi và bài học rút ra từ trò chơi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành 2 đội chơi, nắm luật chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình.

- GV làm quản trò, quan sát thái độ tích cực tham gia trò chơi của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tuyên bố đội dành chiến thắng.

- GV mời 1 – 2 bạn đứng dậy chia sẻ cảm nhận và bài học sau khi tham gia chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 2. Thảo luận theo nhóm xây dựng kịch bản từng nhân vật trong tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm HS, yêu cầu HS đọc kĩ tình huống nhiệm vụ 4 trang 27 sgk, sau đó xây dựng kịch bản cho ba bạn: H, Q, M trong tình huống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thành lập nhóm, đưa ra ý kiến đóng góp trong nhóm, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kịch bản của nhóm mình trước lớp.

- Các nhóm khác đóng góp ý kiến để hoàn thiện kịch bản cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

Nhiệm vụ 3. Đóng vai rèn luyện kĩ năng thông qua tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm phân tích tình huống và thống nhất kịch bản.

- Các nhóm thảo luận và đưa ra phương án xử lí khi là người bị bắt nạt, người bắt nạt và người chứng kiến tình huống trên. Các nhóm phân công các bạn đóng vai xử lí tình huống theo phương án đã thống nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thành lập nhóm, từng thành viên nhận vai và tiến hành xử lí tình huống

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu trình diễn tình huống trước lớp

- Các nhóm khác đóng góp ý kiến, nhận xét cho nhóm bạn để cùng nhau hoàn thiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS rèn luyện các kĩ năng để phòng, tránh bắt nạt học đường cũng như thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

4. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

a. Trò chơi “Tôi cần, tôi cần”.

- Tổng kết: Trò chơi cũng giống như việc chúng ta xây dựng mối quan hệ bạn bè. Đã là bạn bè, chúng ta yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi bạn cần, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ bằng tấm lòng của mình, thể hiện sự ân cần, chu đáo và lịch sự; tránh những lời nói, việc làm gây tổn thương bạn, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè. Trong học đường hiện nay, bên cạnh những hành vi thể hiện sự yêu thương bạn bè, vẫn còn có những hành vi bắt nạt bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, rèn luyện kĩ năng phong, tránh bắt nạt học đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b+c. Xây dựng kịch bản từng nhân vật trong tình huống, đóng vai để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Nếu là H:

+ Hòa đồng, vui vẻ, thân ái với bạn bè

+ Tự tin, mạnh mẽ hơn trong suy nghĩ và hành động.

+ Chia sẻ với người lớn, tìm kiếm sự hỗ trợ, không chịu đựng một mình.

+ …..

- Nếu là Q:

+ Khoan dung, đồng cảm, thấu hiểu

+ Giảm bớt sự hiếu thắng

+ Thể hiện bản thân bằng những cách tích cực.

+ ……

- Nếu là M:

+ Khéo léo dàn hòa sự xung đột của H và Q

+ Rèn luyện kĩ năng thương lượng, thương thuyết.

+ Báo cáo sự việc kịp thời vời người có thể xử lí.

+ ………

 

Hoạt động 5: Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện được khả năng tự chủ trong mối quan hệ bạn bè. Từ đó, HS rèn luyện sự tự chủ trong học tập và cuộc sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  3. Tổ chức trò chơi: “Tôi bảo”
  4. Chia sẻ về các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ
  5. Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ ở tình huống
  6. Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ.
  7. Sản phẩm học tập: HS sử dụng kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường để áp dụng vào trò chơi, xử lí tình huống.
  8. Tổ chức hoạt động:

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều (bản 1) chủ đề 3 tuần 10: Nhiệm vụ 3, 4, 5
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 3 tuần 10: Nhiệm vụ 3, 4, 5 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận